Tuyệt chiêu những cách mau lành vết thương cực đơn giản, hữu hiệu

Khi không may chúng ta bị thương cơ thể sẽ tự huy động cơ chế để làm lành lại vết thương. Mối quan tâm lớn nhất của người bệnh lúc này là làm sao.để vết thương lành mau và không để lại sẹo. Bài viết này mách cho bạn một số thông tin hữu ích để có cách mau lành vết thương cũng như chăm sóc vết thương tốt nhất.

Cách mau lành vết thương- nguyên nhân cản trở

Cách mau lành vết thương hiệu quả nhất là chăm sóc đúng cách

Trước tiên, chúng ta cần nhận biết những tác nhân gây cản trở quá trình vết thương lành sẽ giúp ngăn chặn tối đa được các tác động xấu, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho vết thương liền mau.

  • Thứ nhất là phương pháp xử lý vết thương: không sát trùng / sát trùng không đúng sẽ đe dọa trực tiếp đến vết thương với những nguy cơ tiềm ẩn như nhiễm trùng, bội nhiễm,… Từ đó sẽ kéo.dài hơn thời gian làm lành và dễ để lại sẹo xấu.
  • Dinh dưỡng cũng được xem là một yếu tố rất quan trọng, bởi có những đồ ăn có thể là nguyên nhân gây nên sẹo như: thịt bò có thể để lại vết sẹo thâm, ăn rau muống có thể gây ra sẹo lồi, hải sản nhiều dinh dưỡng nhưng không nên sử dụng nhiều, vì đây là thực.phẩm dễ ra gây kích ứng với người  đang có vết thương hở.
  • Người đang có bệnh lý nền như tiểu đường hay đang thực hiện hóa trị liệu ung thư thì vết thương sẽ chậm lành hơn người bình thường.
  • Tuổi tác của bệnh nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương. Người lớn tuổi sẽ chậm lành hơn so với người trẻ tuổi- đây là yếu tố không thể can thiệp thêm được.

Mức độ tổn thương cũng sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến việc vết thương có mau lành hay không. Khi vết thương nông- nhỏ và không bị bầm dập có xu hướng mau lành và ít khi để lại sẹo hơn.

Cách mau lành vết thương- Các bước chăm sóc

Cách mau lành vết thương hiệu quả, hàng ngày cần phải tuân thủ đủ 3 bước sau:

  • Vết thương vệ sinh sạch sẽ
  • Dưỡng ẩm đúng thời điểm cho vết thương
  • Băng bó lại vết thương nếu cần thiết.

Vệ sinh vết thương

xử lý nhiễm trùng vết thương hở
Cách chăm sóc không đúng sẽ khiến vết thương nặng hơn

 

Cách mau lành vết thương: đối với những vết thương, việc vệ sinh đều đặn hàng ngày với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng thích hợp là bước làm không thể thiếu. Có thể thực hiện bằng cách sử dụng khăn sạch để thấm dung dịch sát.khuẩn, nhẹ nhàng lau lên trên vết thương, lưu ý tránh gây chà xát, tróc vảy. Sản phẩm sát khuẩn hiệu quả để sử dụng cho vết thương cần đáp ứng đủ hai yêu cầu sau: sát khuẩn an toàn, hiệu quả, dịu nhẹ với da.

Có thể dùng nhíp để loại đi bỏ bụi bẩn / mảnh vụn (có thể đến cơ sở y tế để được nếu không thể loại bỏ được hết).

Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi

Cách mau lành vết thương: cầm máu, hạn chế chảy máu là ưu tiên hàng đầu giúp vết thương lành lại. Nếu để chảy máu nhiều có thể dẫn đến hiện tượng bị choáng váng/ sốc nhẹ. Nghiêm trọng hơn nữa có thể bị ngất, khiến trụy tim mạch thậm chí là tử vong.

  • Sử dụng mảnh vải sạch để đắp nhẹ nhàng lên trên vết trầy xước hay vết cắt để thúc đẩy nhanh hơn quá trình đông máu.
  • Nếu như máu chảy nhiều,thời điểm đó không có vải / băng sạch, có thể sử dụng tay để ép miệng vết thương lại giúp hạn chế chảy máu.
  • Hãy nâng cao vị trí vết thương hơn tim để giúp hạn chế áp lực máu đi đến khu vực này.

Nếu nhận thấy vết thương sâu và không thể bằng biện pháp thông thường cầm máu, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và chữa kịp thời.

Sát trùng vết thương đúng cách

Cách mau lành vết thương: sát trùng là bước rất quan trọng trong quá trình khiến vết thương mau lành. Lựa chọn thuốc sát trùng vết thương chuyên dụng sẽ giúp ngăn chặn lại sự tấn công từ mầm bệnh như: vi khuẩn, bào tử, nấm tấn công vào vết thương hở- đây là điều kiện tối ưu trong cách mau lành vết thương nhanh chóng, tự nhiên.

Một số tiêu chí để lựa chọn sản phẩm sát trùng vết thương như sau:

  • Độ phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được tất những loại mầm bệnh bao gồm: vi khuẩn, bào tử, nấm
  • Không gây ra xót và kích ứng thêm cho vết thương.
  • Cho hiệu quả nhanh: đảm bảo sẽ tiêu diệt tối đa vi khuẩn trong khoảng thời gian ngắn tiếp xúc.

Băng vết thương cẩn thận

cách mau lành vết thương
Băng lại vết thương sẽ bảo vệ vết thương tốt hơn.

Cách mau lành vết thương: băng cẩn thận để giữ cho vết thương luôn được sạch sẽ. Ưu tiên nên sử dụng băng vô trùng để hạn chế tối đa tình trạng  nhiễm khuẩn.

Lưu ý: nếu vết cắt nhỏ / vết trầy xước nhẹ, có thể không cần tới băng bó, vết thương khi được giữ thông thoáng sẽ nhanh lành hơn. Hạn chế không nên băng quá lỏng hay quá chặt khiến làm giảm lưu lượng máu tới vị trí vết thương. Khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu và làm giảm khả năng tự chữa lành vốn có của cơ thể.

Thường xuyên thay băng

  • Tốt nhất là nên thay băng tối thiểu 2 lần/ ngày hoặc khi băng bị bẩn/ ướt. Cần phải rửa lại vết thương mỗi lần thay băng, có thể bôi kháng sinh lên trên vết thương mỗi lần thay băng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  •  Nếu vết thương đã liền thì không cần phải băng bó nữa.
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *