Tuân thủ nguyên tắc trong chăm sóc vết thương hở sâu

Vết thương sâu có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: bị đâm bởi những vật nhọn, mảnh thủy tinh, tai nạn,… Cho dù nguyên nhân có là gì, các những vết thương sâu này thường sẽ chảy máu nhiều và rất đau đớn, có thể phải cần tới bệnh viện cấp cứu. Khi gặp phải dạng vết thương này, cần sơ cứu nhanh chóng, cẩn thận và chăm sóc vết thương hở sâu phù hợp để  giúp cho vết thương lành nhanh, không để lại sẹo xấu.

Nhận định tình trạng các vết thương hở sâu

chăm sóc vết thương hở

Sẽ có nhiều loại vết thương với những đặc điểm khác nhau và nguyên tắc chăm sóc từ đó cũng khác nhau. Vì vậy, trước khi xử lý cần phải kiểm tra – đánh giá tình trạng thực tế của vết thương.

  • Với những vết thương sâu có tình trạng bị đau dữ dội, máu chảy nhiều hay có nạn nhân có một số dấu hiệu bị sốc phản vệ như: da lạnh, toát mồ hôi hột, trở nên nhợt nhạt thì cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức.
  • Những vết cắt sâu mà đã có thể nhìn thấy mỡ- lớp màu vàng, bắp thịt (mô dạng sợi, màu đỏ đậm) hoặc xương thì có thể cần tiến hành phải khâu lại.
  • Với những vết thương không xuyên quá sâu qua da thì không cần thiết phải khâu mà bệnh nhân có thể tự chăm sóc tại nhà được

Nguyên tắc xử lý, chăm sóc vết thương hở sâu nhanh lành

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi sơ cứu

Chăm sóc vết thương hở sâu: trước khi xử lý những vết thương hở sâu, cần lưu ý rửa tay sạch sẽ cùng với nước và xà phòng hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng cần phải tuân theo để đảm bảo cho vết thương hở sâu không bị nhiễm trùng thêm. Cùng với đó, hãy nên đeo găng tay cao su dùng một lần để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương, máu / dịch cơ thể của bệnh nhân.

  • Cầm máu

Chăm sóc vết thương hở sâu: có thể sử dụng miếng băng/ vải gạc sạch đắp nhẹ nhàng lên trên vết thương, dùng lực ấn của tay ép vào vết thương để tiến hành cầm máu. Ở trong trường hợp mà không có sẵn băng gạc tại chỗ, máu chảy quá nhiều, có thể dùng trực tiếp bàn tay / quần áo để cầm máu.

Bạn có thể làm chậm đi quá trình chảy máu bằng cách nâng cao vị trí vết thương lên so với tim để làm đi giảm áp lực của máu những tới khu vực này.

  • Làm sạch vết thương

Chăm sóc vết thương hở sâu và làm sạch vết thương là yếu tố cơ bản, cần thiết để giúp cho vết thương được nhanh hồi phục. Giúp loại bỏ bụi bẩn ra khỏi vết thương bằng cách rửa vết thương với nước sạch / nước muối trong khoảng 5 – 10 phút.

Hãy dùng nhíp / kẹp để gắp tất cả các mảnh vụn (nếu có) ở trong vết thương. Với trường hợp có dị vật đâm sâu vào vết thương thì chúng ta không nên tác động lực mạnh hay là tự ý rút dị vật ra. Lúc này, việc bạn có thể làm là quấn vải lại ở xung quanh vùng có dị vật để làm đệm hạn chế tối đa sự xê dịch. Tiếp đó, hãy gọi sự trợ giúp của nhân viên y tế để có phương án xử lý thích hợp nhất.

Chăm sóc vết thương hở sâu: sát khuẩn vết thương cùng với các dung dịch kháng khuẩn để hạn chế được tình trạng nhiễm trùng.

  • Băng kín vết thương

Chăm sóc vết thương hở sâu, để nhanh lành thì hãy nên băng bó cẩn thận. Việc băng bó sẽ giúp việc ngăn cách vết thương với những tác nhân gây nhiễm trùng từ ngoài môi trường như: bụi bẩn, vi nấm,vi khuẩn. Với những vết thương nhỏ, trước khi băng có thể thoa lên trên vết thương một lớp kem kháng sinh / thuốc mỡ mỏng như: Polysporin, Neosporin.

Lưu ý: không nên băng quá chặt vết thương vì có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu, khiến cho vết thương chậm lành. Nếu như thấy máu thấm qua miếng gạc thì hãy quấn thêm cho vết thương một lớp mới, hạn chê tháo ra quấn lại băng từ đầu.

Đến khi vết thương được liền miệng, quá trình thay băng cần được thực hiện hàng ngày 2 lần/ ngày hoặc khi thấy băng bị ướt – bị bẩn. Những ngày đầu sau khi bị thương, cần rửa vết thương- sát trùng và bôi lại thuốc sau mỗi lần thay băng.

Hướng dẫn chăm sóc vết thương sau mổ

 

  • Theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng

Trong khi đưa nạn nhân đi cấp cứu hay trong quá trình xử lý vết thương hở sâu tại nhà, hãy thường xuyên theo dõi tình trạng nhiễm trùng của vết thương người bệnh.

Vết thương sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng khi:

  • Vết thương bị sưng đỏ lan rộng, cảm giác đau nhiều hơn
  • Vết thương tăng lượng tiết dịch hoặc mủ có màu xanh/ vàng / nâu
  • Có mủ mùi hôi- thối, khó chịu tại vết thương
  • Bệnh nhân sốt cao > 38 độ kéo dài hơn 1 giờ
  • Xuất hiện những cục mềm ở lách/ háng
  • Vết thương lâu lành

Khi thấy có những dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm như trên, cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ sớm để can thiệp kịp thời.

Lưu ý khi chăm sóc vết thương hở sâu 

Để những vết thương nhanh lành và không để lại sẹo xấu, trong quá trình chăm sóc vết thương hở sâu cần chú ý những điều sau đây.

  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ: hãy lựa chọn dung dịch sát khuẩn có độ phổ kháng khuẩn rộng để giúp phòng ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, những dung dịch này cũng cần độ dịu nhẹ, không được gây ảnh hưởng đến các tế bào hạt. Từ đó sẽ kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn và hạn chế để lại sẹo xấu.
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh những hoạt động mạnh
  • Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp:

Nguồn bổ sung đạm phù hợp nhất là: thịt lợn, cá, đậu tương, đậu nành…

Nên bổ sung thêm vitamin A, C có trong các loại thực phẩm như: cam, bưởi, quýt, rau ngót, diếp cá,… Cần ăn các thực phẩm có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: kẽm, acid folic, selen vì quá trình lành thương không thể thiếu.

Nên hạn chế ăn thịt bò, đồ nếp, thịt gà, rau muống vì có thể khiến cho vết thương để lại sẹo thâm, sẹo lồi khiến mất tự tin.

 

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *