Tuân thủ đúng kỹ thuật khi thay băng vết thương hoại tử- điều kiện quyết định vết thương lành hay không

Thay băng vết thương hoại tử – nhiễm khuẩn cần tuân thủ đúng theo đúng quy trình kỹ thuật. Bởi vì vết thương khi đã bị nhiễm trùng là nguyên nhân đầu tiên gây nguy cơ tử vong cao đối với cả vết thương nhỏ, bình thường và vết mổ. Vết thương nhiễm khuẩn là khi vết thương có dấu hiệu của sự viêm nhiễm. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài thì sẽ có mủ / tổ chức hoại tử.

Thay băng vết thương hoại tử- Yếu tố khiến vết thương hoại tử

Thay băng cho vết thương hoại tử là việc làm cần thiết

Những yếu tố có nguy cơ khiến vết  thương, vết mổ nhiễm trùng bao gồm: vết thương bẩn, dơ hay có dị vật bên trong, vết thương bị thiếu dinh dưỡng ( hay thiếu máu để lưu thông tới vết thương) loại vết mổ, cuộc mổ kéo dài…

Một số yếu tố khác như: tuổi tác, bệnh ác tính/ chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, hút thuốc lá, phẫu thuật khẩn cấp, lây nhiễm từ vùng khác, và thời gian dài nằm viện trước phẫu thuật được xem là một trong những nguy cơ gây nhiễm trùng vết mổ, vết thương.

Bên cạnh đó sẽ còn những nguy cơ nhiễm trùng khác như:

  • Người bênh mắc bệnh lý nền như: béo phì, đái tháo đường, ung thư, gan, tim…
  • Vết mổ ở ổ bụng
  • Thời gian mổ kéo dài quá 2h
  • Chấn thương bị lặp lại liên tục
  • Bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc hay chất kích thích.

Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Khi cơ thể bị vết thương nào đó, một trong những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang có nguy cơ nhiễm trùng, nếu không điều sớm sẽ chuyển sang vết thương hoại tử:

    • Vết thương có dấu hiệu: đỏ – sưng nóng – đau…,cảm giác đau sẽ tăng lên dần chứ theo thời gian không giảm bớt.
    • Mủ / máu chảy ra từ vết thương
    • Vết thương sẽ có mùi hôi….
    • Sốt cao > 39 độ C không giảm trong 4h liền.

Thay băng vết thương hoại tử- Rửa vết thương

Thay băng cho vết thương hoại tử cần chú trọng hơn vết thương bình thường
  • Rửa sạch vết thương: khi có dấu hiệu nhiễm trùng bạn nên rửa vết thương với nước muối sinh lý hay dung dịch sát khuẩn như Povidone, Betadine… (có thể chọn xà phòng để rửa vết thương nhưng chú ý chọn loại nhẹ nhàng, hạn chế bị kích ứng trên da khi sử dụng). Có thể cắt mở một phần vết thương để rửa sạch hơn.
  • Loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử: trong khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng hay thay băng vết thương hoại tử thì việc loại bỏ tất cả phần hoại tử của vết thương là một trong những việc quan trọng. Loại bỏ vi khuẩn, dịch mủ, mô hoại tử chính là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây nhiễm trùng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng bị lan rộng. Phương pháp thực hiện với các thủ thuật cắt bỏ phần hoại tử như: phẫu thuật nếu vết phần hoại tử quá sâu và quá lớn.
  • Thuốc kháng sinh: có thể lựa chọn sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên trên vết thương / thuốc kháng sinh toàn thân có thể được lựa chọn nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương nặng.
  • Băng vết thương:
    • Để cho bệnh nhân ở tư thế nằm/ ngồi thuận lợi hay hướng dẫn cho bệnh nhân tư thế thoải mái nhất để thay băng.
    • Khi vết thương ở chi đặt gối kê tay, phía dưới vết thương trải nilon, bộc lộ vết thương nhiều nhất để dễ quan sát và xử lý.
    • Tháo bỏ toàn bộ băng cũ: cởi nhẹ nhàng, từ từ, chậm rãi tránh làm thêm đau đớn cho bệnh nhân hay làm cho vết thương bị chảy máu. Nếu thấy xuất hiện máu, dịch thấm vào làm dính băng, sử dụng nước rửa vết thương cho ẩm băng cũ rồi mới tiến hành tháo băng.
    • Trên mặt vết thương gắp gạc cũ ra, bỏ vào túi đựng đồ bẩn riêng biệt.
    • Quan sát kĩ, đánh giá tình trạng vết thương để có bước xử lý tiếp theo.

Thay băng vết thương hoại tử

  • Mục đích khi thay băng vết thương hoại tử

– Ngăn ngừa vi khuẩn sự xâm từ môi trường bên ngoài.

– Loại bỏ các mô bị chết, chất bẩn tiết từ vết thương.

– Bảo vệ hạn chế tối đa thêm tổn thương cho vết thương.

– Thấm hút tất cả các dịch tiết, giữ sạch vết thương, độ ẩm vừa đủ  giúp cho mau lành vết thương.

– Thực hiện với những vết thương bị đỏ, sưng tấy và dính dịch tiết. Vết thương được hình thành trong điều kiện không vô khuẩn như: tai nạn nghề nghiệp/ tai nạn giao thông,…

Thay băng cho vết thương hoại tử nên được thực hiện bởi điều dưỡng/ bác sĩ có chuyên môn
  • Chuẩn bị dụng cụ thay băng vết thương hoại tử

– Găng tay y tế, khấu trang

– Túi rác đựng y tế, 1 tấm lót không thấm

– 2 kềm kelly ( gắp dị vật/ bông băng)

– 1 chén chứa dung dịch rửa vết thương và 1 chén chứa dung dịch sát khuẩn da.

– Bông viên/ gạc miếng.

– Bông/ gòn/ băng bao dày mỏng tùy thuộc tình trạng vết thương

– Dụng cụ băng/ bó vết thương tùy theo từng loại vết thương (nếu có).

  • Tiến hành thay băng cho vết thương hoại tử

– Phía dưới nơi vị trí vết thương đặt tấm lót không thấm để tránh dính bẩn vào ga/ đệm/ gường…

– Rửa tay sát khuẩn tay nhanh, sử dụng găng tay sạch.

– Bằng kềm sạch / găng tay sạch tháo phần băng cũ (nên để vào túi đựng rác riêng)

– Dùng kềm gắp viên gòn rửa bên trong vết thương: từ trong tiến ra ngoài rìa, từ trên cao -> thấp, từ xa -> gần với dung dịch rửa vết thương chuyên dụng .

– Vùng da xung quanh vết thương hoại tử nên rửa rộng ra hơn 5cm bằng dung dịch rửa vết thương chuyên dụng.

– Dùng miếng gạc chấm lau khô phần bên trong vết thương (nếu cần).

– Đặt gạc, gòn bao / băng sinh học che kín vết thương (rộng ra ngoài vết thương khoảng 3 – 5cm).

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *