Nguyên nhân loét tỳ đè : loét tỳ đè thường sẽ xảy ra ở những người bệnh bị hạn chế vận động, người lớn tuổi nằm liệt. Khi tình trạng vết loét không được xử lý đúng cách có thể sẽ mang đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết được nguyên nhân- triệu chứng và những cách để điều trị loét tỳ đè hiệu quả.
Contents
Nguyên nhân loét tỳ đè
Loét tỳ đè hình thành nên bởi sự biến đổi ở da và những mô dưới da do lực tỳ đè lên những vị trí lồi của xương. Theo như thống kê cho thấy > 90% loét tỳ đè xảy ra tại những vị trí lồi xương ở phần thân dưới của cơ thể. Đối tượng bị loét tỳ đè thường là người lớn tuổi bị hạn chế sự vận động và khó tự mình thay đổi tư thế nằm/ ngồi.
Những áp lực trong thời gian dài khiến cho mô, các tổ chức tại vị trí đó bị hụt thiếu dinh dưỡng. Khi đó, tình trạng loét sẽ xảy ra nếu như xuất hiện những yếu tố nguy cơ dưới đây
- Lực trượt
Nguyên nhân loét tỳ đè: lực trượt xảy ra khi mà bệnh nhân thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi ở trong một khoảng thời gian dài. Sự trượt này sẽ gây ra áp lực lên những mao mạch dưới da, lâu ngày sẽ khiến vùng da đó bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Lực cọ xát
Nguyên nhân loét tỳ đè: lực cọ xát sẽ xuất hiện khi các bề mặt dịch chuyển qua lại với nhau. Như khi bệnh nhân trượt trên giường, lực ma sát sẽ gây nên cọ xát và khiến bề mặt da bị tổn thương. Lớp biểu bì khi đã bị tổn thương thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho những yếu tố gây hại như vi khuẩn có điều kiện để tấn công.
- Độ ẩm
Da thường xuyên bị ẩm ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây loét tỳ đè. Khi bệnh nhân tiểu/ đại tiện không thể tự chủ, việc vệ sinh không kịp thời, đổ nhiều mồ hôi hay do thời tiết oi bức có thể khiến da bị ẩm ướt.
- Thiếu hụt dinh dưỡng
Nguyên nhân loét tỳ đè: khi bệnh nhân bị loét tỳ đè, vùng da bị tỳ đè đã bị thiếu hụt đi chất dinh dưỡng trong thời gian dài. Nếu chế độ dinh dưỡng bổ sung không đủ lượng protein cần thiết, vitamin thì quá trình loét sẽ xảy ra sớm hơn bình thường.
Triệu chứng loét tỳ đè
Đa số những vết loét tỳ đè sẽ không quá khó khăn để có thể chẩn đoán được tình trạng. Ở những vị trí bị tỳ đè trực tiếp với bề mặt vật thể như giường, ghế loét tỳ đè thường xảy ra
Vào giai đoạn sớm loét tỳ đè sẽ có một số triệu chứng sau đây:
- Vùng da bị tỳ đè sẽ bị thay đổi màu sắc, người có làn da sáng màu, vùng da bị tổn thương có màu hồng nhạt. Những người có làn da tối màu vùng da sẽ có màu xanh / tím.
- Khi ấn vùng da bị tổn thương sẽ không chuyển sang màu màu trắng.
- Người bệnh sẽ bị đau hoặc ngứa ở vùng da bị tỳ đè.
Khi loét tỳ đè ở những giai đoạn muộn, sẽ có một số triệu chứng sau đây:
- Vùng da bị loét có những mụn rộp và thêm những tổn thương hở (Loét độ 2).
- Tổn thương đã lan đến lớp mỡ ở dưới da (Loét độ 3).
- Tổn thương ăn sâu đến phần gân, cơ và xương (Loét độ 4).
Các vị trí thường gặp loét tỳ đè
Đối với những bệnh nhân thường xuyên ngồi xe lăn, loét tỳ đè sẽ rất dễ xuất hiện ở các vị trí là:
- Mông/ xương cụt
- Xương sống/ bả vai
- Cánh tay và chân phần mà tựa lưng vào ghế
Đối với người bệnh nằm liệt, không vận động tình trạng loét thường gặp ở những vùng da như:
- Vùng sau đầu (nếu bệnh nhân nằm ngửa) hoặc hai bên đầu (nếu bệnh nhân nằm nghiêng)
- Hai bên bả vai
- Xương cùng cụt, phần lưng dưới (nếu người bệnh nằm ngửa) hoặc hai bên hông (nếu người bệnh nằm nghiêng)
- Phần gót chân, vùng da sau đầu gối, mắt cá chân
Người chăm sóc/ người nhà nên lưu ý thường xuyên kiểm tra những vùng da này để phát hiện từ sớm các vết loét. Khi thấy có dấu hiệu của vết loét hình thành, cần ngay lập tức áp dụng những biện pháp để giúp giảm đi áp lực tỳ đè hỗ trợ cho da mau chóng trở lại bình thường.
Nguyên nhân gây loét tỳ đè- Các biến chứng
Khi bị loét tỳ đè không chỉ gây ra đau đớn tại chỗ mà còn có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này sẽ có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh như:
- Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các tổ chức da và phần mô mềm được kết nối với nhau. Viêm mô tế bào gây nên nóng- đỏ- sưng tại vùng da bị tổn thương. Khi viêm sẽ ảnh hưởng tới những tổ chức thần kinh, người bệnh không còn có cảm giác đau đớn. Tuy vậy, đây không phải là dấu hiệu tốt mà lại đang cảnh báo mức độ nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn.
- Nhiễm trùng tới xương và khớp: Vi khuẩn ở trên ổ loét có thể xâm nhập sâu hơn vào các phần khớp và xương. Nhiễm trùng khớp có thể làm hỏng đi phần sụn và mô sụn. Khi nhiễm trùng xương (viêm tủy xương) có thể khiến chức năng của khớp và các chi (chân, tay) suy giảm.
- Ung thư: Vết loét mãn tính lâu ngày không khỏi sẽ có nguy cơ phát triển thành một loại ung thư với tên gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
- Nhiễm trùng máu: Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra, chỉ xuất hiện khi mà vi khuẩn từ ổ loét đi theo máu tiến vào tuần hoàn chung.