Top những loại thuốc trị vết lở loét ở người bị liệt không thể bỏ qua

Bệnh nhân bị liệt sẽ có nguy cơ mắc chứng loét tỳ đè vì nằm lâu ngày và da suy yếu, có thể xảy ra nhiễm trùng máu gây tử vong. Thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc trị vết lở loét ở người bị liệt, những sản phẩm nào đang được nhiều người lựa chọn sử dụng, ưu- nhược điểm mỗi loại ra sao? Ban có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Trị vết lở loét ở người bị liệt- Nguyên nhân 

trị vết lở loét ở người bị liệt
Trị vết lở loét ở người bị liệt sẽ khó khăn hơn so với những bệnh nhân thường khác

 

Làn da chính là cơ quan lớn nhất trong cơ thể có tính dai và rất mềm dẻo, nhiệm vụ chính là để bảo vệ những tế bào bên dưới khỏi không khí, các chất bên ngoài, nước và vi khuẩn. Bộ phận nhạy cảm với những chấn thương và có khả năng tự hồi phục rất đáng kể.

Nguyên nhân chính, hàng đầu gây ra lở loét ở bệnh nhân nằm liệt là vì sức nặng của cơ thể đã tỳ ép liên tục lên những vị trí bị tỳ đè khiến vùng da đó bị ép siết các mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ chuyên cung cấp dinh dưỡng và oxy lên vị trí bị tỳ đè. Một khi da đã bị thiếu máu, tái tạo mô và dưỡng chất nuôi dưỡng quá lâu sẽ làm cho các biểu mô xung quanh ở vị trí tỳ đề dần bị chết, lở loét do tỳ đè hình thành từ đó.

Cùng cạnh đó, vì máu không thể đến được những mô vùng da bị tỳ đè, bạch cầu bị giảm cung cấp khiến cho cơ thể bị giảm sức đề kháng. Tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn- nấm xâm nhập và gây nên bệnh, nhiễm khuẩn tăng lên do nguy cơ loét, vết loét sẽ tiến triển nặng, khó chăm sóc và hồi phục hơn.

Đặc biệt hơn với những người bị liệt và mất đi ý thức, không còn có cảm giác đau, những người lớn tuổi, người có bệnh lý nền khả năng phục hồi của mô sẽ giảm đi rất nhiều. Vì đó, rất khó để phát hiện sớm các vết loét trên da và việc chữa trị từ đó cũng gặp khó khăn hơn.

Nguyên tắc điều trị vết lở loét ở người bị liệt

Để vết lở loét da nhanh lành mà không xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, người nhà/ người chăm sóc bệnh nhân lâu ngày cần chú ý đến những nguyên tắc sau đây:

  • Để điều trị vết lở loét ở người bị liệt/ nằm lâu, việc cần thiết quan trọng nhất chính là vệ sinh cơ thể, đặc biệt là da vùng tỳ đè phải luôn vệ sinh sạch sẽ.
  • Lựa chọn đúng loại dung dịch sát khuẩn phù hợp với tình trạng thực tế của vết lở loét
  • Giữ vết lở loét sạch sẽ, tránh không để bị nhiễm trùng
  • Giữ vết lở loét thoáng khí, không được băng quá kín/ quá chặt vết thương.
  • Duy trì đủ độ ẩm thích hợp
  • Thường xuyên thay đổi tư thế nằm/ ngồi của bệnh nhân tối thiểu 2h / lần để tránh cho vết lở loét bị tỳ đè quá mức/ quá lâu.
  • Hạn chế tối đa các yếu tố gây nguy cơ thúc đẩy vết loét trở nên trầm trọng thêm như việc cố gắng giữ vệ sinh thân thể để tránh nhiễm khuẩn, kiểm soát lượng đường huyết…

Top sản phẩm trị vết lở loét ở người bị liệt

Cồn 70-75 độ

  • Ưu điểm: loại bỏ được một số chủng vi khuẩn, giá thành rẻ, dễ quan sát vết loét, không màu.
  • Nhược điểm: hiệu quả diệt khuẩn không quá cao, không có tác dụng với bào tử nấm, không dùng cho vết lở loét hở, vết thương chậm lành, da thường bị khô, dễ gây kích ứng da khi dùng nhiều lần. Gây bỏng nặng nếu như sát trùng da bằng cồn trước khi thấu nhiệt.

Mặc dù sản phẩm được nhiều người sử dụng, nhưng cồn vẫn được khuyến cáo tuyệt đối là không nên dùng cho những vết lở loét hở ở ngoài da.

Povidon Iod

Trị vết lở loét ở người bị liệt cần thiết sử dụng thêm 1 số dung dịch sát khuẩn
  • Ưu điểm: có thể sử dụng được cho hầu hết mọi loại thương tổn ở ngoài da như: vết bỏng, vết thương hở, vết loét, vết mổ…. có khả năng sát khuẩn mạnh, nhưng an toàn cao và không làm tổn thương những phần mô hạt.
  • Nhược điểm: tác dụng không nhanh và không kéo dài. Nhuộm màu da, khiến khó khăn trong việc quan sát tiến triển vết lở loét. Vết loét rộng nếu sử dụng lâu dài trên da sẽ gây tăng tiết nước bọt, đau dạ dày, mắt bị kích ứng,đi ngoài, khó thở, ảnh hưởng đến tuyến giáp, tổn thương thận.

Chlorhexidin

  • Ưu điểm: tác dụng diệt khuẩn khá rộng, thời gian tác dụng lên vết thương nhanh. Hiệu quả kéo dài, giúp hạn chế số lần sử dụng trong ngày.
  • Nhược điểm: khi sử dụng có thể gây ra một số phản ứng mẫn cảm, kích ứng da, ngứa rát, phát ban, chóng mặt, khô miệng, nhịp tim nhanh. Nếu như thuốc hấp thụ quá mức qua phần niêm mạc miệng / niêm mạc âm đạo, có thể xảy ra hiện tượng quá liều và gây tác dụng có hại đến hệ thần kinh và tim mạch. Nguy cơ thương tổn mô hạt, cản trở đến quá trình lành thương bình thường của cơ thể bệnh nhân.

Chính vì vậy, Chlorhexidine cũng sẽ không phải là lựa chọn tối ưu để chăm sóc, điều trị lở loét ở người bị liệt.

Oxy già

  • Ưu điểm: Khả năng sát khuẩn mạnh, nhanh với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp. Không màu, giá thành rất rẻ.
  • Nhược điểm: Có thể sẽ gây kích ứng, bỏng da và miêm mạc. Gây khô -xót da và làm tổn thương phần mô hạt.

Cũng tương tự như cồn, Oxy già cũng sẽ không phải là lựa chọn tốt cho những vết loét hở ngoài da.

Nước muối Natri clorid 0,9%

Nước muối sinh lý chỉ có thể là bước vệ sinh dầu tiên cho vết thương mà thôi
  • Ưu điểm: An toàn, không gây xót, không ảnh hưởng tới quá trình lành vết loét.
  • Nhược điểm: Khả năng sát trùng rất yếu, thường chỉ dùng với mục đích rửa sạch / sát khuẩn ban đầu vết loét , tiếp sau đó sẽ cần dùng thêm những dung dịch sát khuẩn khác để đạt được hiệu quả tốt hơn.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *