Băng gạc vết thương là vật dụng không thể hiếu khi chúng ta vô tình bị những vết thương trên cơ thể. Hiện nay có rất nhiều những loại băng gạc với những công dụng khác nhau trên thị trường, có lẽ gạc hydrocolloid không còn quá xa lại với người bệnh nữa nhưng để hiểu tổng quan về cơ chế hoạt động cũng như vai trò thì có lẽ còn nhiều người mơ hồ. Bài viết sau đây sẽ cho bạn cấu trả lời chính xác nhất.
Contents
Thành phần của gạc hydrocolloid
Gạc hydrocolloid được được mô tả là một tấm xốp, bột / bột nhão được làm từ các vật liệu như: gelatin, carboxymethyl-cellulose và pectin . Gạc hydrocolloid sẽ cung cấp một môi trường ẩm vừa đủ thuận lợi cho quá trình chữa lành vết thương và đây sẽ là hàng rào để chống lại các vi khuẩn ngoại sinh. So với các vết thương được điều trị bằng bạc sulfadiazine 1% , những bệnh nhân được điều trị bằng gạc hydrocolloid có khả năng lành vết thương nhanh hơn, giảm thiểu đau hơn và thời gian thay băng cũng ít hơn cùng với đó cũng giảm thiểu là chi phí chăm sóc.
Gạc hydrocolloid có hiệu quả trong việc điều trị những vết bỏng có độ dày, diện tích nhỏ và đặc biệt rất hiệu quả trong giai đoạn cuối của quá trình tự chữa lành vết bỏng nhỏ.
Gạc hydrocolloid trên thị trường có thể có nhiều chế phẩm khác nhau, nhưng phổ biến nhất là có lớp nền (lớp ngoài)- màng thấm hơi / tấm bọt mỏng trên đó có phủ một lớp hỗn hợp natri cacboxymetyl xenluloza , chất đàn hồi , chất tạo keo và chất kết dính. Sau khi gạc hydrocolloid đã được băng được cố định trên vết thương, hơi ấm sẽ làm mềm phần niêm mạc của băng, tạo nên lớp gel che phủ cho toàn bộ vết thương. Gạc hydrocolloid có thể sẽ hấp thụ được một lượng dịch tiết vết thương tối thiểu và khi đạt đến khả năng tiết dịch tối đa của nó, thì những phần còn lại có thể bị rò rỉ ra bên ngoài từ bên dưới băng, được gọi là hiện tượng ‘thấm qua”.
Gạc hydrocolloid
Gạc hydrrocolloid bao gồm: gelatin, carboxymethyl-cellulose, pectin có liên kết chéo và được bào chế dưới dạng tấm xốp, bột/ bột nhão. Chúng sẽ tự bám dính vào vết bỏng và cung cấp môi trường đủ ẩm bằng cách sẽ giữ nước trong chất nền, bởi vậy sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương tốt nhất. So với loại băng bạc sulfadiazine 1% , thì những loại băng gạc hydrrocolloi này cho thấy sự cải thiện trong việc giảm đau, chữa lành vết thương cũng như giảm thiểu số lần thay băng.
- Chứa những chất tạo gel bên trong miếng băng
- Có lớp nền không thấm nước, thường được làm từ polyurethane
- Gạc có nhiều hình dạng và độ dày khác nhau
- Có / không có viền kết dính
- Gạc được chế tạo đặc biệt dành cho những vùng vết thương khó băng bó như là: gót chân và khuỷu tay.
Gạc hydrocolloid sử dụng khi nào?
Các loại băng gạc hydrocolloid rất tốt để sử dụng với các vết thương:
- Không bị nhiễm trùng và sạch sẽ.
- Không có chứa bụi bẩn /các mảnh vụn khác
- Khô, ít hoặc không thoát nước
- Vết thương có độ dày trung bình
Bởi vì bản chất băng gạc hydrocolloid mềm dẻo và có độ chịu nước, nên chúng cũng tạo ra một lớp bảo vệ rất tốt cho những vết thương mới lành hay những vết thương đã lành một phần với mô hạt cần được bảo vệ khỏi các chấn thương trên bề mặt da. Cùng với đó, gạc hydrocolloid có thể tạo thành khuân xung quanh vết thương, tạo ra lớp cách nhiệt để cho cơ thể không cần sử dụng đến quá nhiều năng lượng để chữa lành vết thương.
Ưu điểm chính của băng gạc hydrocolloid là khi ở trạng thái nguyên vẹn, chúng hầu như sẽ không thấm hơi nước bởi vậy sẽ thúc đẩy sự hình thành môi trường vừa đủ ẩm để giúp chữa lành vết thương. Bản chất gạc hydrocolloid là không thấm nước nên cung cấp một lớp bao phủ nhằm bảo vệ cũng như hạn chế sự lây lan của những vi sinh vật gây bệnh.
Băng/ gạc hydrocolloid được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều trị các bệnh loét da chi dưới loét. Bên cạnh đó cũng sẽ mang lại lợi ích cho việc xử lý một số vết thương cấp tính bao gồm như là: bỏng bề mặt và một phần độ dày, vết thương phẫu thuật, vị trí hiến tặng, chấn thương bề ngoài và vết thương nhi khoa sau phẫu thuật
Cách sử dụng gạc hydrocolloid
Đắp gạc hydrocolloid lên vết thương tương tự như các phương pháp chăm sóc vết thương. Các bước thực hiện như sau:
- Rửa sạch tay và đeo găng tay trước khi tiến hành.
- Loại bỏ tất cả các lớp băng cũ trước đó, thao tác lưu ý cần nhẹ nhàng, cẩn thận..
- Tháo – bỏ găng tay, rửa làm khô tay sử dụng găng tay mới.
- Cần làm sạch vết thương với nước muối sinh lý / dung dịch nước rửa vết thương chuyên dụng
- Vỗ nhẹ vết thương va lau khô bằng gạc/ bông sạch.
- Có thể sử dụng một chất bảo vệ độ ẩm cho những vùng da có vết sẹo.
- Chọn băng gạc hydrocolloid lớn hơn vết thương từ 1-2 cm.
- Giữ băng/ gạc hydrocolloid giữa hai bàn tay để làm ấm để phần băng dính tốt hơn.
- Đắp băng từ giữa vết thương tiến dần ra ngoài.
- Dùng tay miết nhẹ phần mép băng ra ngoài. Có thể dán thêm băng dính nếu băng không có chất kết dính kém hay để băng cố định được tốt hơn.
- Vứt bỏ những chất thải của băng cũ, tháo găng tay và để chúng vào túi rác riêng biệt.