Khi da bạn gặp phải một tổn thương nào đó, bạn nên sử dụng thực phẩm mau lành vết thương là gì? Việc mỗi ngày lựa chọn, sử dụng thực phẩm rất quan trọng có thế sẽ khiến cho vết thương nhanh / chậm lành hơn so với quá trình phục hồi tự nhiên.
Contents
Những loại thực phẩm mau lành vết thương
Thức ăn giàu vitamin C
Thực phẩm mau lành vết thương: Vitamin C là một chất có nhiều trong tự nhiên và có rất hiệu quả rất cao trong việc giúp chữa lành cơ thể. Đây sẽ là một thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo lại lượng collagen – chất thiết yếu giúp cho việc hồi phục da hư tổn. Vitamin C còn giúp kích thích vị trí đang bị tổn thương sớm hình thành lên các lớp da mới, cùng với đó còn giúp tạo thành những mô mới, dây chằng và mạch máu cho da.
Vitamin C có dồi dào nhiều trong các loại trái cây có vị chua và những loại rau có màu xanh. Tuy vậy, bạn hãy cẩn thận trong khi chế biến những loại thực phẩm này vì nếu bạn nấu quá chín sẽ rất dễ làm mất đi một lượng đáng kể của các loại vitamin.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C khác như là: dâu tây, khoai tây, cà chua, rau bina… Lượng vitamin C khuyến cáo nên dùng mỗi ngày là vào khoảng 200mg. Bằng cách ăn uống hợp lý các loại thực phẩm kể trên, bạn hoàn toàn có thể đat được chỉ số này dễ dàng.
Thức ăn giàu vitamin A
Thực phẩm mau lành vết thương: Vitamin A là một hoạt chất chống oxy hoá tự nhiên và cũng rất cần thiết cho quá trình để giúp chữa lành vết thương của bạn bởi nó sẽ kích thích quá trình tạo mới lượng collagen đã mất. Tuy nhiên, nếu như bạn dùng quá nhiều vitamin A có thể sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như: chóng mặt, đau đầu buồn nôn và nhức khớp.
Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như là: trứng, sữa tách béo, sữa tươi, các loại rau củ quả có màu cam/ vàng/ màu xanh đậm, cà rốt, hạt hướng dương, khoai lang…
Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm mau lành vết thương: protein rất cần thiết cho quá trình vết thương lành lại, giúp tái tạo da, tạo ra collagen thiếu hụt và tạo mới mạch máu. Chính vì vậy, khi chúng ta không cung cấp đủ protein, vết thương sẽ thấy lâu lành hơn so với bình thường. Khi cần tái tạo lại da, bạn nên bổ sung nhiều hơn protein so hơn bình thường, tuy vậy bạn cũng không nên quá lạm dụng.
Một số thức ăn có chứa nhiều protein mà bạn nên sử dụng hàng ngày như là: thịt, trứng, cá, sữa, đậu nành và những loại cây họ đậu.
Thức ăn giàu kẽm
Thực phẩm mau lành vết thương: kẽm là một nguyên tố vi lượng có ở trong mô của cơ thể chúng ta. Nó sẽ giúp cơ thể tổng hợp lượng protein, sử dụng các chất béo và tái tạo collagen mới để kích thích nhanh hơn quá trình chữa lành vết thương. Kẽm và vitamin A là hai chất sẽ giúp củng cố lại hệ miễn dịch có trong cơ thể, giúp chống nhiễm trùng. Lượng kẽm được khuyên nên dùng hằng ngày là từ 15 cho tới 50mg.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy kẽm trong các loại hạt, ngũ cốc, hải sản, các loại thịt đỏ, thịt gà hay bánh mì.
Uống đầy đủ nước
Nước là một trong những yếu tố quan trọng khác trong chế độ ăn uống để giúp cho vết thương mau lành mặc dù không chứa năng lượng. Dưỡng ẩm cho vết thương rất quan trọng để hỗ trợ chữa lành vết thương, vì khi da bị mất nước sẽ đàn hồi kém hơn, mỏng hơn và cũng dễ bị tổn thương hơn bình thường. Khi bị mất nước cũng sẽ làm đi giảm hiệu quả của việc lưu thông máu, từ đó khiến suy giảm việc cung cấp oxy – chất dinh dưỡng cho vết thương. Một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra mất nước đó là uống nước ít/ kém/ không đủ theo như khuyến cáo là 2l/ ngày.
Những loại thực phẩm không nên ăn
- Tránh/ hạn chế hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân dẫn đến việc co lại các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm đi lượng oxy, lượng máu đến cho các mô và vết thương…
- Cần tránh/ không sử dụng những thực phẩm mà trước khi bị thương người bệnh không ăn được hoặc gây ra dị ứng.
- Đối với những người bệnh có hiện tượng bị đái tháo đường, rối loạn đường huyết, đang điều trị bằng hóa trị, xạ trị, bệnh thận có tăng urê huyết… mà đang có những vết thương khó lành thì cần phải tham khảo ý kiến thêm của các chuyên viên dinh dưỡng để có một chế độ ăn phù hợp giúp ổn định cơ thể để hỗ trợ cho vết thương mau lành hơn đồng thời cũng không ảnh hưởng xấu đến những bệnh lý đang có.
- Rượu/ bia hay các đồ uống chứa cồn sẽ làm chậm tốc độ đông máu và khiến cho máu trở nên loãng hơn. Điều này có thể sẽ khiến vết thương cần nhiều thời gian hơn để chữa lành và cũng sẽ gia nguy cơ chảy máu. Cùng với đó, rượu cũng làm suy giảm đi hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng vết thương có khả năng cao hơn.
- Thực phẩm chế biến sẵn: thường sẽ chứa nhiều chất ngọt, đóng gói với hạn dùng kéo dài, thường được tạo màu nhân tạo. Đa phần những thực phẩm này chủ yếu cung cấp carbohydrate cho cơ thể, làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến cũng như lượng insulin cao. Cả hai điều này đều tiêu hao năng lượng và làm suy giảm khả năng chữa lành của vết thương.