Tổng hợp kiến thức về các loại vết thương nên biết

Vết thương trên da là hiện tượng bị cắt đứt hay dập rách một phần da tại các tổ chức dưới da hay trên cơ thể. Tổng hợp kiến thức về vết thương có vai trò rất lớn vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đầu sơ cứu và chăm sóc đúng cách thúc đẩy vết thương mau khỏi.

Phân loại vết thương – Nguyên tắc 

hoại tử da
Vết thương thường sẽ xuất hiện trên nhiều vị trí của da với mức độ khác nhau

Việc phân loại vết thương cần dựa trên nhiều yếu tố trong số đó có 2 loại chính: dựa trên tình trạng da còn nguyên vẹn và phân loại mức độ nhiễm trùng của vết thương. Nguyên nhân gây ra vết thương có rất nhiều trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quá trình phẫu thuật, bị đâm, cắt / do hóa chất, ma sát, bỏng…..

Khi đã bị thương nếu như bạn không chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ lâu lành và dẫn đến biến chứng . Bởi thế bạn nên hiểu được nguyên nhân cũng như thực tế tình trạng vết thương để đưa ra những cách điều trị đúng.

Vết thương phân loại dựa trên tình trạng nguyên vẹn của da

  • Vết thương kín 

Vết tụ máu hay còn được gọi là tụ máu dưới da của vết thương xuất phát từ nguyên nhân như là bị va đập hay có nguyên nhân bệnh lý như sốt xuất huyết bầm máu

Thông thường những vết thương dưới da có thể sẽ tự khỏi mà không cần tác động đến quá trình điều trị.

  • Vết thương hở

Vết thương hở cũng có thể được phân loại dựa trên đối tượng/ nguyên nhân gây nên vết thương. Những loại vết thương hở đó là vết rạch, vết mổ gây ra bởi vật sắc- nhọn như: dao, thủy tinh, vết bỏng do nước sôi, do axit / lửa. Những vết cắt/ vết thương có thể xuất hiện thường xuyên hoặc không tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày rất khó tránh khỏi những loại vết thương dạng đó.

Những vết trầy trên da, vết thương trên bề mặt trong đó lớp da trên bề mặt đã bị mất đi, vết trầy xước xảy ra do có sự cọ xát giữa da với bề mặt không bằng phẳng. Chấn thương sẽ làm mất đi một phần mô của cơ thể, có thể là do tai nạn phẫu thuật để cắt bỏ 1 phần cơ thể, còn có vết thương bị đâm, do đạn.

Phân loại vết thương dựa trên mức độ nhiễm trùng

Vết thương cần được vệ sinh hàng ngày cũng như băng bó lại để tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Dựa vào mức độ nhiễm trùng của vết thương sẽ có các loại vết thương dưới đây:

  • Vết thương sạch

Đây là những vết thương thường xảy ra nhưng không bị vi khuẩn xâm nhập, không có sự xuất hiện của vi khuẩn lên trên vết thương. Với những vết thương dạng này không cầ sử dụng đến thuốc, vết thương có thể sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày chăm sóc và thông thường sẽ không có biến chứng sau nguy hiểm gì khi vết thương lành.

  • Vết thương đã bị nhiễm bẩn

Vết thương này thường xảy ra do tai nạn đã có chứa vi sinh vật gây nên bệnh và xuất hiện các vật thể lạ bám víu tới vết thương. Vết thương dưới dạng này nên làm sạch hàng ngày  vùng da đang bị tổn thương, loại bỏ đi tất cả những dị vật bám vào vết thương nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

  • Vết thương bị nhiễm trùng

Một số dấu hiệụ nhận biết cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng như: vết thương đã có màu vàng, đau- đỏ, chảy mủ. Vết thương ở dạng này nên sử dụng thêm kháng sinh và có những phương pháp điều trị bằng thuốc giúp cho vết thương nhanh lành.

Cùng với đó sẽ có 1 số vết thương có những hiện tượng nhiễm khuẩn mãn tính sẽ rất khó điều trị. Nếu như đã gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn mãn tính nên có sự chăm sóc chuyên nghiệp của các nhân viên y tế.

Chú ý khi chăm sóc vết thương

Thường xuyên bổ sung đa dạng các nhóm chất để thúc đẩy cho vết thương lành nhanh hơn.

Dù là vết thương gì đi nữa khi đã xuất hiện trên da thì bạn cần quan tâm đến việc làm sạch vết thương hàng ngày. Không một vết thương nào có thể lành lại nếu không được làm sạch, thậm chí sẽ gây nên nhiễm trùng vết thương,quá trình lành lại sẽ kéo dài thậm chí để lại di chứng.

Khi chăm sóc vết thương ngoài việc hàng ngày rửa và thay băng thì còn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ có tác động trực tiếp, rất lớn đến quá trình vết thương lành lại và hạn chế những biến chứng sau này. Bạn nên bổ sung đa dạng nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, dưỡng chất,vitamin, rau xanh…. để vết thương có thể hồi phục nhanh nhất. Hạn chế sử dụng những thực phẩm mưng mủ/ gây ngứa cho vết thương như: thịt gà, đồ nếp, rau muống… Thịt bò, thịt chó, trứng gà, thịt gà… vì nó sẽ gây hiện tượng sẹo lồi và thâm sau khi hồi phục.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm như: đồ uống có gas, chất kích thích, cồn, rượu, bia, thuốc lá…. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao đời sống, sức khỏe của cá nhân.

Vết thương sẽ lành lại rất nhanh nếu bạn quan tâm và chăm sóc đúng cách. Hy vọng bài viết trên sẽ có thể giúp bạn có được một số cách chăm sóc vết thương đúng nhất.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *