Gạc ngăn nước hiện đang được sử dụng khá phổ biến bởi ngoài tính năng cơ bản là bảo vệ vết thương thì còn có thể chống nước rất hữu hiệu. Băng gạc chống thấm nước có nền polyme co giãn, chứa nhiều lỗ thoát khí giúp da luôn thông thoáng, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình liền thương diễn ra.
Contents
Lý do vì sao cần phải bảo vệ vết thương?
Dù chỉ là vết thương nhỏ như: vết cắt,trầy xước…, nhưng vẫn cần phải chăm sóc cẩn thận. Vì nếu như không vệ sinh,chăm sóc cẩn thận thì vết thương có thể sẽ bị nhiễm trùng dẫn đến hậu quả khó lường.
- Làm sạch vết thương: cần phải rửa vết thương với nước sạch/ nước muối sinh lý theo chiều từ trong ra ngoài hoặc từ trên xuống dưới. Loại bỏ các dị vật như: sỏi, cát, mảnh vỡ thủy tinh,.. (nếu có). Dùng dung dịch sát trùng thích h không chứa cồn để sát khuẩn vết thương, tiếp đó rửa lại vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau cùng lau khô vết thương bằng gạc đã sát trùng.
- Bảo vệ vết thương: lựa chọn loại băng gạc phù hợp nhất với vết thương và nhu cầu hàng ngày để giúp bảo vệ vết thương tránh khỏi sự xâm nhập của những yếu tố bên ngoài cũng như phòng tránh các nguy cơ nhiễm trùng.
- Điều trị: có thể sử dụng những loại băng gạc thích hợp để giúp điều trị vết thương cũng như giúp cầm máu vết thương.
Liệt kê các loại gạc ngăn nước
Các dòng băng/ gạc ngăn nước trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều. Tuy nhiên thương hiệu HETIS hiện đang phân phối đa dạng những loại băng gạc về chất liệu, công dụng, kích thước được đông đảo người sử dụng tin dùng. Cùng tìm hiểu HETIS có những dòng gạc ngăn nước nào? Đặc điểm, ưu- nhược điểm của từng loại ra sao?
Gạc Film ngăn nước vô trùng trong suốt
Đây là gạc ngăn nước vô trùng trong suốt, bán thấm tốt và giúp bảo vệ vết thương tránh khỏi những xâm nhập tác nhân bên ngoài cũng như sự tấn công của vi khuẩn nhưng vẫn luôn cho phép quá trình trao đổi oxy, hơi nước thoát ra bình thường.
- Mô tả sản phẩm
Gạc ngăn nước HETIS Film được cấu tạo là một lớp màng PU (polyurethane film) trong suốt tác dụng để giúp ngăn nước, bảo vệ vết thương, ngăn ngừa vi sinh vật, chất bẩn xâm nhập vào vết thương (MVTR (moisture vapour transmission rate) ≥600 g/m2.24h). Gạc vô trùng trong suốt không màu cho phép việc hàng ngày theo dõi vết thương được dễ dàng mà không cần phải tháo băng.
– Khả năng uốn cong rất tốt tạo được cảm giác thoải mái cho bệnh nhân khi sử dụng.
– Từng miếng gạc ngăn nước đều được đựng riêng biệt trong từng bao riêng vô trùng, sản phẩm đều được diệt khuẩn bằng “tia gamma”.
– Sản phẩm rất dễ thao tác, thuận tiện sử dụng để mang theo mọi nơi.
- Chỉ định
HETIS Film được chỉ định nên sử dụng với những vết thương nông, nhẹ, có rất ít hoặc không có nhiều dịch như: vết rách, vết xước da
– Có thể dùng gạc ngăn nước để cố định khi luồn kim, ống thông hay là các loại gạc khác.
– Chống chỉ định: không nên sử dụng với những vết thương bị nhiễm trùng, tiết nhiều dịch như: vết thương mãn tính, vết bỏng độ 3,…Không được sử dụng thay thế cho chỉ khâu hay những phương pháp đóng vết thương thông thường khác.
- Sản phẩm có đa dạng nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với nhiều vết thương khác nhau.
Gạc ngăn nước Silicone Foam
Gạc ngăn nước Silicone Foam là loại gạc xốp silicone vô trùng, dày từ khoảng 4 – 5mm, cấu tạo gồm có 3 lớp:
- Lớp trên cùng sẽ tiếp xúc với không khí là màng PU (polyurethane film) bán thấm sẽ có công dụng ngăn nước, ngăn vi sinh vật thâm nhập nhưng vẫn sẽ cho hơi nước thoát ra và trao đổi oxy bình thường (MVTR (moisture vapour transmission rate) ≥1500 g/m2.24h).
- Lớp ở giữa là lớp xốp PU (polyurethane foam) rất ưa nước, khả năng thấm hút dịch cao (có thể từ 11 – 18g dịch/ gam gạc) giữ dịch ở trong gạc, hạn chế số lần thay gạc trên ngày.
- Lớp dưới cùng sẽ tiếp xúc trực tiếp với vết thương và nhũng vùng da xung quanh là lớp silicone có đục lỗ (kích thước từ 1.6 – 3.0mm) có độ bám dính không cao, rất nhẹ dịu với da.
– Khi mà vết thương tiếp xúc với gạc, lớp giữa của gạc ngăn nước Silicone Foam sẽ thấm hút hết dịch và phồng vào bên trong, chiếm toàn bộ chỗ phần lõm của vết thương từ đó hạn chế sự phát triển của vi sinh.
– Vì tính chất bám dính đặc biệt của lớp silicone, cho phép bóc và dán gạc lại nhiều lần mà không bị đau rát. Cùng với đó, gạc còn duy trì môi trường ẩm thích hợp cho vết thương, hỗ trợ cho quá trình liền thương diễn ra nhanh chóng hơn.
– Mỗi miếng sẽ được đựng trong từng bao riêng vô trùng, tất cả sản phẩm được diệt khuẩn bằng tia gamma.
- Chỉ định: gạc ngăn nước Silicone Foam được chỉ định sử dụng với những vết thương có độ sâu vừa phải, tiết dịch từ trung bình cho đến nhiều như: vết thương sau khi phẫu thuật hay do chấn thương, vết thương mãn tính: vết loét tỳ đè, loét động mạch, loét tiểu đường, loét tĩnh mạch, vết bỏng nhẹ như: bỏng độ 1, độ 2… Chú ý: không nên sử dụng với những vết thương khô, ít dịch, vết bỏng nặng như bỏng độ 3.
- Sản phẩm có rất nhiều kích thước khác nhau, thích hợp với nhiều tình trạng vết thương
Gạc ngăn nước Hydrocolloid
Là loại gạc được cấu tạo nhờ vào sự kết hợp giữa những chất có khả năng tạo gel như: gelatin, pectin, carboxymethylcellulose với những vật liệu có tính đàn hồi và keo. Lớp màng PU bán thấm trên cùng, độ dày 0.6mm có tác dụng ngăn nước, vi sinh vật xâm nhập nhưng vẫn tạo điều kiện cho phép hơi nước thoát ra và trao đổi oxy bình thường.
– Gạc cung cấp môi trường ẩm thích hợp cho các tế bào hạt phát triển vì vậy mà quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn giúp loại bỏ đi những mô chết, giúp cho trong quá trình liền thương vết thương không đóng vảy, giảm khả năng hình thành sẹo.
– Gạc ngăn nước Hydrocolloid có khả năng tạo gel hóa tốt với các dịch mủ bên trong vết thương nên sẽ loại bỏ được hiện tượng “dính gạc” vào vết thương, khi thay gạc bệnh nhân sẽ không cảm thấy bị đau, rát.
- Chỉ định
Gạc được chỉ định dùng cho những vết thương như:
– Vết thương sạch, khô ít dịch, độ sâu trung bình như là vết xước da, vết cắt nông
– Vết thương sau khi làm phẫu thuật
– Vết thương mãn tính như: loét tiểu đường, loét tỳ đè… ở giai đoạn lên mô hạt và giai đoạn biểu bì hóa
– Vết bỏng nhẹ như: bỏng độ 1, độ 2,…
– Với vết thương tiết nhiều dịch, vết thương nhiễm trùng, vết thương dày- sâu/ nhiều ngách, đường hầm, vết bỏng nặng như bỏng độ 3 thì không nên sử dụng gạc.