Dây rốn trẻ sơ sinh chính là nguồn sống của em bé trong suốt quá trình mẹ mang thai. Tuy vậy, sau khi sinh thì dây rốn sẽ không còn cần thiết nữa, trong vòng vài phút đầu sau khi sinh dây rốn sẽ được cắt và kẹp. Khi bé về nhà, bắt đầu khô và rụng rốn dần dần.
Contents
Chức năng dây rốn trẻ sơ sinh
Dây rốn trẻ sơ sinh xem là điểm nối giữa thai nhi và người mẹ, dây rốn sẽ kéo dài từ một lỗ mở ở trong phần dạ dày của thai nhi cho đến phần nhau thai ở trong bụng mẹ với chiều dài khoảng trung bình là 50 cm.
Dây rốn trẻ sơ sinh mang oxy cũng như là chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu của em bé. Dây rốn trẻ sơ sinh được cấu tạo từ:
- Tĩnh mạch mang máu giàu chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến em bé qua nhau thai
- Động mạch mang máu và những sản phẩm thải như: carbon dioxide từ thai nhi trở lại với nhau thai
Thông thường những mạch máu này sẽ được bảo vệ và bao bọc bởi một lớp sáp có tên gọi là “thạch Wharton”. Đến những ngày cuối của thai kỳ, nhau thai sẽ truyền kháng thể từ mẹ đến thai nhi thông qua dây rốn. Chính những kháng thể này là nguồn cung cấp cho bé những khả năng miễn dịch của một số bệnh nhiễm trùng trong khoảng 3 tháng đầu sau khi sinh. Tuy vậy, dây rốn sẽ chỉ truyền được các kháng thể mà đã có của người mẹ.
Quá trình rụng rốn trẻ sơ sinh
Ngay sau khi em bé chào đời, bác sĩ/ nữ hộ sinh sẽ thực hiện:
- Kẹp phần dây rốn từ 3 – 4cm tính từ cuống rốn của bé bằng kẹp nhựa
- Tiến hành đặt một cái kẹp khác ở phía đầu kia của dây rốn, tiến gần về phía nhau thai
- Tiếp sau đó, dây rốn sẽ được cắt giữa của hai kẹp đó, để lại một đoạn gốc dài khoảng 2 – 3cm ở trên bụng của bé. Thông thường bác sĩ/ y tá sẽ cắt dây hay nếu muốn các bố/ mẹ cũng có thể thực hiện được điều này.
Do dây rốn không có chứa các dây thần kinh nên khi cắt thì sẽ không gây đau đớn cho em bé hay mẹ bé.
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng
Lúc ban đầu, dây rốn sẽ có màu vàng sáng bóng. Nhưng khi đã khô, có thể sẽ chuyển sang màu nâu/ xám hay thậm chí là màu xanh. Từ khoảng 5- 15 ngày sau khi em bé được sinh ra, phần gốc rốn sẽ dần khô đi, chuyển thành màu đen và bắt đầu rụng đi. Trong quá trình chờ rốn rụng bố mẹ hãy vệ sinh cho bé rốn cho bé theo các bước sau đây:
- Rửa tay thật sạch bằng nước và xà phòng kháng khuẩn, sát trùng lại một lần nữa bằng cồn 70 độ. Từ từ, nhẹ nhàng tháo băng rốn và phần gạc rốn ra khỏi da của bé.
- Quan sát phần mặt cắt của rốn và những vùng da quanh rốn xem có thấy dấu hiệu bị viêm đỏ- có mủ- có dịch vàng hay có bị chảy máu không. Để ý xem rốn có xuất hiện mùi hôi không ?
- Vệ sinh và lau rốn sạch với nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%) và bông gòn, sau đó là thấm khô vùng chân rốn và cuống rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn trẻ sơ sinh bằng cồn 70 độ.
- Bố mẹ có thể để hở rốn hay là chỉ cần che rốn trẻ sơ sinh bằng một lớp gạc vô trùng mỏng.
- Quấn tã vùng dưới rốn trẻ sơ sinh, tránh không được để cho phân/ nước tiểu hoặc là bất kỳ chất gì dính bẩn lên trên vùng rốn trẻ sơ sinh
Rốn trẻ sơ sinh lành hẳn trong bao lâu
Sau khi dây rốn trẻ sơ sinh rụng, thông thường mất khoảng từ 7 cho đến 10 ngày để rốn hoàn toàn lành lại.
Từ lúc đó cho đến khi dây rốn rụng xuống và rốn được lành hoàn toàn, thì bố mẹ cần phải giữ cho khu vực rốn của trẻ được sạch sẽ và khô ráo, để tránh không bị nhiễm trùng. Hàng nên kiểm tra và vệ sinh cho trẻ để đảm bảo rốn sẽ rụng một cách an toàn nhất.
Thường xuyên kiểm tra dây, nếu nhận thấy có các dấu hiệu bất thương, nhiễm trùng sau, thì bố mẹ cần đưa em bé đến ngay các cơ sở Y tế để được thăm khám và xử lý sớm
- Có máu ở đầu của dây rốn
- Xuất hiện có chất dịch màu trắng / màu vàng
- Bé bị sưng / đỏ xung quanh dây rốn
- Dấu hiệu nhận thấy khu vực xung quanh dây rốn khiến em bé dễ bị đau (ví dụ: em bé khóc khi bố mẹ chạm vào rốn)
- Bé khó chịu, bú ít hay bỏ bú
- Em bé có dấu hiệu bị sốt
- Rốn trẻ sơ sinh rụng chậm sau 3 tuần
Rốn trẻ sơ sinh rụng – Điều gì sẽ xảy ra
Sau khi rốn trẻ sơ sinh rụng, ở một số trẻ có thể thấy có một vài giọt máu- đây là hiện tượng bình thường, không quá đáng ngại nên bố mẹ hãy yên tâm khi thấy hiện tượng đó xảy ra. Tuy vậy, sau khi rốn trẻ sơ sinh rụng mà thấy có nhiều máu chảy ra thì hãy gọi bác sĩ lập tức để xử lý.
Sau 3 tuần nếu dây rốn trẻ sơ sinh vẫn chưa rụng, bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi thêm. Tiếp tục giữ cho vùng rốn trẻ sơ sinh này luôn khô ráo và đảm bảo là phần tã sẽ không phủ lên dây rốn của em bé. Nếu sau 6 tuần mà rốn trẻ sơ sinh vẫn chưa rụng hay trẻ có dấu hiệu sốt/ nhiễm trùng, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa nhi.
Khi dây rốn trẻ sơ sinh đã rụng, bố mẹ hãy tiếp tục giữ cho khu vực này được khô rá, sạch sẽ. Đôi khi, rốn trẻ sơ sinh có một ít chất lỏng màu vàng, dính chảy ra, điều này rất là bình thường nếu nó không bị nhiễm trùng, có mủ.