Sơ cứu vết thương- những điều nên biết để vết thương mau lành

Sơ cứu vết thương nhỏ, hở chảy máu ít thường sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy vậy, với một số vết thương lớn, sâu xảy ra tại những vị trí hay cơ quan nguy hiểm sẽ có nguy bị nhiễm trùng, sốc hoặc tử vong. Vì vậy, việc sơ cứu vết thương là rất cần thiết và quan trong, chúng ta không nên nghĩ là đơn giản rồi bỏ qua bởi hậu quả sẽ là khó lường.

 Vết thương thường gặp

Sơ cứu vết thương hở/ kín và việc cần thiết cần phải làm ngay để cầm máu cho vết                                               thương.
  • Vết thương kín

Những vết thương kín nguyên nhân do chấn thương trực tiếp như: ngã hoặc, bị tấn công bởi một vật gì đó sắc nhọn : dao, kéo…. Da trên vết thương kín  không bị xước nhưng phần mô bên dưới hay huyết quản sẽ bị tổn thương, gây sưng, chảy máu dưới da.

  • Vết thương hở

Khi da bị rách do va đập hoặc một số vật thể gây ra sẽ hình thành vết thương hở. Có một số loại vết thương hở như :

  1. Vết trầy xước ( ở lớp trên cùng của da cọ xát với bề mặt khác như mặt đất hoặc đường, đẫn tới chảy máu và ít bị nhiễm trùng).
  2. Vết cắt ( do vật sắc gây ra, vết thương nhỏ, trong trường hợp vết vắt sau có thể dẫn tới chảy máu nhiều).
  3. Vết rách ( do vật tù gây ra không đồng đều và thường lởm chởm ).
  4. Vết đâm ( thường sẽ sâu và sâu hơn chiều rộng của nó).
  5. Vết bắn do đạn ( do đạn bắn xuyên vào cơ thể, đầu vào nhỏ và tròn).
Sơ cứu vết thương do vật sắc nhọn gây ra, vệ sinh sạch sẽ, băng lại vết thương khi cần thiết.

 Sơ cứu vết thương- bước cơ bản

  • Đánh giá bước đầu: nên nhận định hiện trường ( nơi xảy ra vết thương) đã an toàn, xem xét tình trạng nạn nhân và nhận định vết thương đang ở mức độ nào .
  • Lên kế hoạch: Với vết thương nghiêm trọng hãy tìm sựu giúp đỡ va chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Với các vết thương nhỏ như: vết cắt nhỏ, vết trầy xước… có thể tự sơ cứu vết thương tại chỗ như. Tuy vậy, hãy nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Thực hiện sơ cứu:

– Với vết thương trầy xước, nhỏ: vệ sinh tay và đeo găng tay y tế -> làm sạch vết thương bằng betadine hay nước muối sinh lý -> che phủ vết thương bằng băng/ gạc hoặc 1 lớp vải mỏng.

– Với vết thương kín: tiến hành chườm đá lạnh lên vết thương khoảng 15 đến 20 phút/ lần, cách 2h làm 1 lần.

– Với vết đứt, cắt : ép trực tiếp lên vết thương khoảng 3-5 phút để cầm máu -> tiến hành làm sạch vết thương và băng/ bó như trên nếu cần thiết.

– Với vết cắt cụt ( chân/ tay bị cắt rời hoàn toàn): ép bằng garo/ vải sạch lên trực tiếp vết thương -> băng kín bằng băng chun -> cuốn băng kín vết thương đến cổ tay theo hình số 8 -> cố định băng -> đặt bộ phận bị cắt vào túi sạch , di chuyển nhanh đến bệnh viện gần nhất.

– Với vết rách: làm sạch vết thương dưới vòi nước bằng xà phòng -> loại bỏ mảng vụn hay chất bẩn -> nếu chảy máu hãy sơ cứu ( như trên) -> bôi thuốc mỡ kháng sinh ( nếu vết thương lớn hãy đến trung tâm y tế ).

– Với vết thương bị đâm xuyên: không được rút các vật ra khỏi vết đâm -> che vết thương bằng vair sạch và đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện.

Với vết thương súng bắn: thực giện cầm máu -> làm sạch vết thương -> che lại bằng băng/ vải sạch-> đến cơ sở y tế nhanh nhất để sơ cứu và gắp đạn ra khỏi vết thương, tránh ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong.

Sơ cứu vết thương bị đam xuyên, không được rút vật ra, hãy phue lớp băng mỏng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Lưu ý 

  • Người trợ giúp/ người phát hiện ra nạn nhân cần ở lại cho tới khi có xe cấp cứu tới hoặc đưa nạn nhân tới bệnh viện. Hãy thường xuyên kiểm tra lại tình hình bệnh nhân ( cố gắng không để bệnh nhân đi vào hôn mê) và vết thương
  • Sau khi bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời hãy nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hồi phục sức khỏe nhanh nhất

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *