Sơ cứu vết thương, liệu bạn đã làm đúng hay chưa

Khi vết thương nhỏ, hở không bị chảy máu nhiều sẽ không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy vậy, với một số vết thương sâu xảy ra tại những vị trí hay cơ quan nguy hiểm sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, sốc, nặng hơn là tử vong. Vậy nên, sơ cứu vết thương là việc rất cấp thiết và quan trọng.

Một số vết thương thường gặp

Sơ cứu vết thương bước đầu là rất cần thiết

Sở cứu vết thương kịp thời có thể giúp cho vết thương lành nhanh hơn cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra. Sẽ có 2 loại vết thương cơ bản đó là: vết thương kín – vết thương hở.

  • Vết thương kín

Vết thương kín thường là do chấn thương xảy ra trực tiếp như bị ngã hay là bị tấn công bởi một vật gì đó. Ở trên vết thương kín, da sẽ không bị xước nhưng những mô bên dưới / huyết quản sẽ bị tổn thương, gây ra hiện tượng chảy máu dưới da và sưng.

  •  Vết thương hở

Vết thương hở hình thành khi da bị rách do bị va đập / một số vật thể gây ra. Vết thương hở có nhiều loại như sau:

– Vết trầy xước: lớp trên cùng của da sẽ cọ xát với bề mặt khác như: mặt đất / mặt đường, dẫn tới chảy máu nhỏ và trong vòng 24h hình thành vảy nếu như không bị nhiễm trùng.

– Vết cắt: vết thương sạch, nhỏ gây ra do vật sắc nhọn, những vết cắt sâu có thể sẽ gây chảy máu nghiêm trọng nếu như sơ cứu vết thương không đúng.

– Vết rách: vết rách thường sẽ do vật tù gây ra và lởm chởm, không đồng đều ở mặt của vết thương.

– Vết đâm: Vết đâm thường sẽ sâu hơn chiều rộng bề mặt của nó.

– Vết đạn bắn: do đạn bắn xuyên vào trong thể, vết thương đầu vào có thể sẽ nhỏ và hình dáng tròn.

Những bước sơ cứu vết thương

Những bước sơ cứu vết thương chảy máu tiến hành như sau:

  • Nhận định ban đầu 

– Xác định hiện trường để chắc chắn rằng đã an toàn

– Đánh giá qua về tình trạng bệnh nhân

– Nhận định mức độ nghiêm trọng của vết thương ra sao.

  • Lên kế hoạch

– Với vết thương lớn, nghiêm trọng: cần ngay lập tức tìm sự giúp đỡ sớm nhất và di chuyển đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

– Với những vết thương nhỏ như: vết cắt nhỏ, vết trầy xước: có thực hiện tự sơ cứu vết thương tại chỗ. Tuy vậy,sau đó vẫn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chăm sóc.

  • Tiến hành
Sơ cứu vết thương với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, thích hợp sẽ làm cho vết thương được bảo vệ hơn

Rửa sạch tay trước khi sơ cứu vết thương là bước làm cần thiết nhưng lại thường bị bỏ qua. Nhiều người hay lầm tưởng rằng chỉ cần làm sạch bằng nước là đã đủ để rửa trôi đi những vi khuẩn và bụi bẩn rồi. Nhưng trên thực tế, việc rửa tay với nước chỉ mang lại cho chúng ta bằng mắt thường cảm giác sạch sẽ mà thôi. Các vi khuẩn, virus hay bào tử nấm sẽ chỉ được loại bỏ khi sử dụng xà phòng sát khuẩn/ dung dịch chuyên dụng mà thôi.

Sơ cứu vết thương kín:

  • Hãy chườm lạnh cho vết thương 15 đến 20 phút/ lần, khoảng cách là 2 giờ/1 lần

Sơ cứu vết thương bị cắt:

  • Tiến hành cầm máu bằng cách dùng vải/ gạc/ tay ép trực tiếp lên vết thương từ 3-5 phút/ đến khi máu ngưng chảy.
  • Sau đó bắt đầu làm sạch vết thương

Sơ cứu vết thương rách

Sơ cứu vết rách cũng tương tự như sơ cứu vết thương hở. Với các vết rách nhỏ sẽ thực hiện như sau:

  • Vết thương làm sạch bằng xà phòng / nước muối sinh lý dưới vòi nước chảy
  • Loại bỏ đi các chất bẩn và mảnh vụn có ở bên trong vết thương
  • Nếu như chảy máu, thực hiện theo các bước sơ cứu cầm máu (ép trực tiếp lên trên vết thương từ 3-5 phút để cầm máu)
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Với những vết rách lớn cần cầm máu sớm, làm sạch vết thương, bảo vệ và che lại vết thương bằng băng và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Sơ cứu vết thương bị đâm xuyên

cách rửa vết thương hở
Sau khi đã sơ cứu vết thương cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế

Với những vết thương bị đâm xuyên thì cần thực hiện ngay lập tức cầm máu. Bằng vải sạch che lại vết thương và chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế sớm nhất. Nếu có vật đâm xuyên không nên cố ý rút ra khỏi vết thương.

Sử dụng nhíp để gắp mảnh vụn, loại bỏ bụi bẩn có trong vết thương. Nếu như vết thương chứa quá nhiều dị vật khó lấy ra và mô đã bị dập thì có thể sử dụng oxy già để đẩy những chất bẩn đó ra ngoài nhưng cần hạn chế sử dụng ô xy già bởi không tốt cho vết thương.

Sơ cứu vết thương bị súng bắn

  • Thực hiện ngay việc cầm máu và tiến hành làm sạch vết thương
  • Bằng băng sạch che lại vết thương
  • Chuyển bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức.

Lưu ý : người trợ giúp/người nhà cần ở lại cùng với nạn nhân cho tới khi xe cấp cứu đến / chuyển nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời. Trong quá trình đó thường xuyên kiểm tra lại tình trạng người bệnh và đánh giá lại hiệu quả của việc sơ cứu để có thể thực hiện những can thiệp khi cần thiết.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *