Chỉ khâu vết thương được đa số các bác sĩ ngoại khoa sử dụng để đóng những vết thương hở hoặc các loại mô khác ở trên da. Khi vết thương được khâu, sẽ sử dụng cây kim có gắn vào đầu chỉ để khâu lại vết thương. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu đa dạng được sử dụng trong quá trình khâu lại vết thương. Tùy thuộc vào tình trạng của vết thương và loại hình phẫu thuật mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại chỉ khâu có đường kính và chất liệu phù hợp.
Contents
Phân loại chỉ khâu vết thương
Chỉ khâu vết thương sẽ được phân loại với nhiều phương pháp khác nhau.
- Thứ nhất: vật liệu của chỉ khâu sẽ được phân loại như là chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu. Với chỉ tự tiêu không cần phải cắt chỉ, những enzyme có trong mô của cơ thể sẽ giúp tự phân huỷ đi sợi chỉ. Chỉ không tiêu cần phải được tiến hành lấy ra khỏi cơ thể sau vài ngày, trong một số trường hợp, chỉ không tiêu sẽ được vĩnh viễn lưu lại.
- Thứ hai là chất liệu của chỉ khâu vết thương được phân loại theo cấu trúc của vật liệu thực tế. Chỉ khâu vết thương có cấu trúc sợi đơn – monofilament là loại chỉ khâu có cấu tạo dải đơn với ưu điểm là dễ dàng khâu qua các lớp mô, loại chỉ này do ở dạng sợi đơn nên sẽ không chứa các sinh vật gây tình trạng nhiễm trùng.
Chỉ khâu có cấu trúc từ sợi bện – braided: đây là một dạng cấu trúc ở dạng bện được tạo ra từ rất nhiều sợi monofilament nhỏ đan xen lại với nhau, ưu điểm là rất dễ xử lý buộc hơn loại monofilament, có tính bền và uốn hơn monofilament. Nhưng nhược điểm của loại chỉ này sẽ có xu hướng hấp thụ các nhiều chất lỏng, rất dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
- Thứ ba là phân loại dựa trên vật liệu tổng hợp/ tự nhiên. Tuy vậy, bởi vì tất cả các vật liệu khi khâu đều đã được khử trùng, nên sự khác biệt này sẽ là không quá nhiều.
Phân loại chỉ khâu vết thương tự tiêu
- Chỉ khâu vết thương gut. Loại chỉ này có khâu sợi đơn, nguồn gốc tự nhiên này được sử dụng cho những vết thương ở phần mô mềm bên trong hoặc là các vết rách. Chỉ gut không được khuyên sử dụng trong phẫu thuật thần kinh /tim mạch. Thông thường thì cơ thể sẽ phản ứng mạnh nhất với loại chỉ này và rất dễ để lại sẹo. Chỉ gut sẽ không được sử dụng rộng rãi ngoài các phẫu thuật phụ khoa.
- Chỉ khâu vết thương Polydioxanone (PDS): đây là loại chỉ khâu sợi tổng hợp đơn này được sử dụng trong nhiều phẫu thủ thuật đóng các mô mềm như: đóng ổ bụng, phẫu thuật tim ở trẻ em.
- Chỉ khâu vết thương Poliglecaprone (MONOCRYL). Chỉ khâu sợi đơn tổng hợp này được sử dụng phổ biến để khâu những tổn thương trên các mô mềm. Chất liệu này không được khuyến cáo cho các cuộc phẫu thuật tim mạch/ thần kinh. Loại chỉ này sẽ được sử dụng phổ biến nhất để đóng da theo cách khâu giấu chỉ vết thương.
- Chỉ khâu vết thương Polyglactin (Vicryl): đây là loại chỉ sợi tổng hợp bện này rất tốt cho các loại vết thương rách da tay / mặt, phẫu thuật thần kinh hay tim mạch thì không nên sử dụng.
Phân loại chỉ không tiêu
Dưới đây là một số loại chỉ khâu vết thương không tự tiêu. Những loại chỉ này có thể được sử dụng rất phổ biến để đóng lại tổn thương ở phần mô mềm, bao gồm cả phẫu thuật tim mạch và thần kinh.
- Chỉ khâu vết thương Nylon: chỉ có nguồn gốc tự nhiên, sợi đơn.
- Chỉ khâu vết thương Polypropylene (Prolene): chỉ sợi đơn tổng hợp.
- Chỉ khâu vết thương lụa Silk: chỉ có nguồn gốc tự nhiên, sợi bện.
- Chỉ khâu vết thương Polyester (Ethibond): chỉ sợi bện tổng hợp.
Phương pháp khâu và loại chỉ phù hợp
- Mũi khâu liên tục: kỹ thuật này bao gồm là một loạt các mũi khâu chỉ sử dụng một sợi chỉ duy nhất để khâu. Mũi khâu được đặt mạnh và nhanh, vì sức căng sẽ được phân phối đều trong suốt liên tục chuỗi khâu.
- Mũi khâu rời: kỹ thuật này được sử dụng nhiều sợi chỉ khâu để giúp đóng vết thương. Sau khi mỗi một mũi khâu được đặt xuống, chỉ sẽ được thắt nút và cắt. Kỹ thuật này sẽ giúp cho phép vết thương được đóng kín một cách an toàn nhất, vì nếu như một trong các mũi khâu mà bị bục ra, thì các mũi khâu còn lại vẫn giữ được hai mép của vết thương khít lại với nhau.
- Khâu ở trong da (nút chỉ được lộn xuống dưới – buried): kỹ thuật khâu này sẽ được áp dụng sao cho các nút thắt của chỉ nằm ở bên trong hay bên dưới / nằm trong vùng được khâu đóng. Kỹ thuật này thường sẽ không cần cắt chỉ và rất hiệu quả cho các đường khâu lớn nằm ở sâu trong của cơ thể.
- Khâu hình túi: kỹ thuật khâu liên tục này là đặt mũi khâu ở quanh một phần hay thắt chặt như dây rút ở trên túi. Kỹ thuật này được sử dụng cho những phẫu thuật phần ruột nhằm giữ đúng vị trí cho dụng cụ ghim cắt tự động (intestinal stapling device).
- Khâu dưới da: trong kĩ thuật này, mũi khâu sẽ được đặt ở lớp hạ bì. Các mũi khâu ngắn được đặt trong trên một đường thẳng song song với vết thương. Các mũi khâu sau đó sẽ được neo ở vết thương của hai đầu.
Thời gian cắt chỉ khâu vết thương
Đây là thời gian khuyến cáo tốt nhất để cắt chỉ tương ứng với những vị trí được khâu. Tuy vậy thời gian cắt chỉ sẽ còn tuỳ thuộc vào tình trạng thực tế của vết thương cũng như một số yếu tố khác như là nguy cơ nhiễm trùng:
- Vết thương ở vùng da dầu: cắt chỉ khâu vết thương từ 7 đến 10 ngày
- Vết thương ở vùng mặt: cắt chỉ khâu vết thương từ 3 đến 5 ngày
- Vết thương ở vùng ngực /vùng thân trên: cắt chỉ khâu vết thương từ 10 đến 14 ngày
- Vết thương ở cánh tay: cắt chỉ khâu vết thương từ 7 đến 10 ngày
- Vết thương ở cùng chân: cắt chỉ khâu vết thương từ 10 đến 14 ngày
- Vết thương ở bàn tay hay bàn chân: cắt chỉ khâu vết thương từ 10 đến 14 ngày
- Vết thương ở òng bàn tay/ lòng bàn chân: cắt chỉ khâu vết thương từ 14 đến 21 ngày
Trước khi tiến hành cắt chỉ, bác sĩ / điều dưỡng sẽ làm sạch vùng da tại vị trí khâu. Tiếp đó, tại đầu nút của mũi khâu được nhẹ nhàng nhấc lên càng gần da càng tốt và cắt đi, các đường chỉ thừa còn lại sẽ được rút ra.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Mua Gạc Tiên Tiến HETIS: Tại đây.