Vết bỏng bị nhiễm trùng là một trong những dấu hiệu vô cùng nguy hiểm nếu như không được xử lý đúng cách và kịp thời. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các dấu hiệu vết bỏng nhiễm trùng và cách xử lý.
Contents
Các dấu hiệu vết bỏng bị nhiễm trùng
Vết bỏng bị nhiễm trùng sẽ bao gồm các dấu hiệu chính sau đây:
Sốt
Sốt được xem là dấu hiệu đầu tiên và tiêu biểu nhất. Ở thời điểm này thì các tế bào bạch cầu và đại thực bào có nhiệm vụ đào thải vi khuẩn và khi đó cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện dấu hiệu viêm và sốt
Vết bỏng có dấu hiệu sưng đỏ
Sưng đỏ là những dấu hiệu vô cùng phổ biến ở các vết bỏng. Tuy nhiên nó chỉ kéo dài khoảng 4-6 ngày mà thôi. Nếu nó kéo dài và không có dấu hiệu giảm thì đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo có thể vết bỏng của bạn đang bị nhiễm trùng.
Xuất hiện dịch tiết từ vết bỏng
Dịch tiết ra từ vết bỏng có thể là sự đào thải từ vi khuẩn hoặc các tế bào bạch cầu chết. Ở vết bỏng bình thường cũng có dịch tiết ra, song nếu vết bỏng bị nhiễm trùng thì lượng dịch tiết ra sẽ nhiều hơn và lâu hơn bình thường
Dịch tiết ra có mùi hôi
Vết bỏng bị nhiễm trùng và hoại tử thì lượng dịch tiết ra nhiều và có mùi hôi khó chịu. KHi gặp các dấu hiệu này tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được xử lý nhanh nhất.
Cơn đau tăng lên
Khi vết bỏng lành thì chỉ sau 2-3 ngày cơn đau sẽ giảm dần nhưng nếu vết bỏng không có dấu hiệu giảm đau mà thậm chí cơn đau tăng lên thì bạn nên có cách xử lý kịp thời. Vì có nghĩa là vết bỏng của bạn đang có nguy cơ bị nhiễm trùng
Vết đỏ xuất hiện từ ngoại vi vào trung tâm vết bỏng
Sự xuất hiện của hạch có vai trò vô cùng quan trọng vì nó giúp tăng sức đề kháng cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập. Do vậy nếu có hiện tượng sưng hạch và vết bỏng đỏ tức là đang có vi khuẩn xâm nhập và là biểu hiện của nhiễm trùng. Hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị nhé.
Phải làm gì khi vết bỏng bị nhiễm trùng
Thường khi vết bỏng bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lí. Tránh để lâu vết thương nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Tuy nhiên sau khi đến bệnh viện nếu vết bỏng nhẹ bạn có thể xử lý theo các cách sau:
- Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý tuyệt đối đừng dùng oxy già hay thuốc đỏ vì nó sẽ khiến tế bào mới chết đi và thời gian hồi phục vết thương sẽ lâu hơn.
- Xịt băng vết bỏng có chứa màng sinh học Polyesteramide lên vết bỏng để vừa có tác dụng bảo vệ lại giúp vết bỏng nhanh lành
- Để vết bỏng tự khô rồi bong ra tuyệt đối không tự ý bóc hoặc làm chúng bị vỡ bọng nước vì như thế vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và khiến nhiễm khuẩn nặng hơn.
HƯớng dẫn cách xử lý vết bỏng bị vỡ ngăn nhiễm trùng vết bỏng
Nếu vết bỏng nước bị vỡ sẽ rất dễ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và để lại sẹo vô cùng xấu. Vì thế bạn cần phải lưu ý thực hiện 1 số cách sau:
- THứ nhất, dùng bông sạch lau xung quanh rồi rửa lại vết bỏng bằng nước muối sinh lý
- Sử dụng các miếng dán rồi nhẹ nhàng dán xung quanh vết bỏng phồng rộp sưng đỏ
- CHú ý thay miếng dán hàng ngày rồi nhẹ nhàng rửa lại vết bỏng
- Trước khi thay miếng dán hãy sử dụng 1 chút thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vết bỏng để giúp vết bỏng nhanh lành hơn. Chú ý rửa sạch tay rồi dùng miếng dán cho đến khi vết phồng lành hẳn nhé.
Điều trị vết bỏng có vai trò vô cùng quan trọng. Vì nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn nguy hiểm. Trên đây là một số cách xử lý khi nhiễm trùng vết bỏng. Hy vọng rằng sẽ giúp các bạn có được cách xử lý đúng nhất cho mình