Vết thương nhiễm khuẩn nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng uốn ván. Để giúp vết thương nhanh lành đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng sau đây chúng tôi sẽ mách bạn những dấu hiệu vết thương nhiễm khuẩn và cách xử lí.
Contents
Thế nào là vết thương nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn vết thương là tình trạng vết thương bị vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến da hoặc ảnh hưởng đến các mô các cơ quan sâu hơn gần vết thương. Nhiễm khuẩn có thể gây biến chứng thành uốn ván và tử vong.
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi từ phạm vi tại chỗ đến toàn thân. Các biến chứng nghiêm trọng nhất của 1 vết thương nhiễm trùng đó là chậm lành và không lành được. Điều này gây đau đớn khó chịu cũng như ảnh hưởng xấu đến tâm lí của người bệnh.
Các biến chứng toàn thân của nó bao gồm có thể là viêm mô tế bào, viêm tủy xương hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Triệu chứng
Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng bao gồm có:
- Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc xanh lá cây có mùi hôi
- Vết thương hay vị trí gần vết thương đau nhiều sưng hoặc đỏ tấy
- Thay đổi màu sắc hoặc kích thước vết thương
- Các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương
- Sốt cao
Khi gặp bất kì 1 dấu hiệu nào kể trên tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết thương
Vậy nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết thương là gì? Theo các chuyên gia thì nó có thể là các nguyên nhân chính sau đây:
Hầu hết các vết thương bị nhiễm trùng là do bị vi khuẩn xâm nhập vào. Các vi khuẩn này có nguồn gốc từ hệ vi khuẩn chí trên da hoặc từ các bộ phận khác hoặc cũng có thể từ môi trường bên ngoài. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn phổ biến nhất có thể kể đến đó là staphylococcus aureus hay các loại staphylococci khác.
Những người có lưu thông máu kém, bệnh nền tiểu đường, béo phù, hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc suy giảm, giảm khả năng vận động, suy dinh dưỡng hay vệ sinh kém sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn người bình thường.
Cách điều trị vết thương nhiễm khuẩn
Để xác định phương hướng điều trị thì việc đầu tiên là dựa vào mức độ nặng nhẹ và vị trí của vết thương. VIệc điều trị cũng còn phụ thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân và thời gian bị vết thương.
Một số cách điều trị mà bác sĩ có thể dùng đó là:
- Thuốc sẽ dùng để điều trị giảm nhiễm trùng, giảm đau và sưng
- Chăm sóc vết thương có thể được thực hiện để làm sạch vết thương và giúp lành nhanh vết thương. Hút chân không vết thương cũng giúp vết thương nhanh lành
- Liệu pháp oxy hyperbaric hay còn gọi là HBO cũng được sử dụng để tăng oxy cho các mô giúp chúng nhanh lành hơn. Oxy được bơm vào khi bạn ngồi trong buồng áp suất
- Phẫu thuật có thể cần thiết để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ mô bị nhiễm trùng, mô chết. Phẫu thuật cũng cần thiết để loại bỏ dị vật.
- Bên cạnh đó bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát vết thương nhiễm khuẩn.
- CHăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo. Che vết thương khi tắm để không làm ướt. Thay băng gạc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Quản lí các tình trạng sức khỏe. Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để quản lí tình trạng sức khỏe có thể làm lành vết thương chậm lại như tiểu đường, cao huyết áp….
- Ăn thức ăn lành mạnh như trái cây, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc và cá…. Ăn đồ lành mạnh sẽ giúp vết thương nhanh lành. ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm vitamin và khoáng chất.
- Không hút thuốc lá cũng như các đồ có chứa chất kích thích. Vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến quá trình hồi phục vết thương của bạn kéo dài hơn.
Trên đây là một số dấu hiệu cùng cách điều trị vết thương nhiễm khuẩn. Bạn hãy chú ý thực hiện để giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng vết thương nhé.