Những cách đơn giản chăm sóc vết thương không để lại sẹo hữu hiệu cần biết

Cuộc sống hàng ngày hay trong công việc bạn sẽ gặp phải rất nhiều những tình huống xuất hiện những vết thương như trầy xước, ngã, va quệt vào đâu đó, lỡ cứa và tay khi dùng dao … Khi không may gặp phải những tình huống đó cơ thể chúng ta sẽ tự huy động và hình thành cơ chế để làm lành vết thương . Sự quan tâm lớn nhất lúc đó của chúng ta là làm sao để chăm sóc vết thương mà không để lại sẹo một cách hiệu quả và triệt để nhất . Với những cách đơn giản nhưng thật sự hiệu quả sau đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin thật sự hữu ích trong việc chăm sóc vết thương không để lại sẹo.

Nguyên nhân cản trở quá trình làm lành vết thương

Đầu tiên để nhận biết được những tác nhân gây cản trở quá trình làm lành vết thương sẽ giúp chúng ta ngăn chặn tối đa các tác động xấu để tạo điều kiện thuận lợi nhất để vết thương mau liền.

  • Điều số 1 là phải kể đến những phương pháp xử lý vết thương: không sát trùng hoặc sát trùng sai cách sẽ đe dọa đến vết thương với những nguy cơ như bị nhiễm trùng hay bị  bội nhiễm,… Từ đó có thể kéo.dài thời gian làm lành và dễ dàng để lại trên da những vết sẹo.
  • Việc bổ sung và sử dụng dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng. Có một số đồ ăn, thực phẩm có thể là nguyên nhân hình thành nên các vết sẹo. Điển hình như việc ăn rau muống có thể gây sẹo lồi, sử dụng thịt bò có thể để lại các vết sẹo thâm. Đối với những bạn có vết thương hở sử dụng  hải sản nhiều dinh dưỡng nhưng cũng nên hạn chế bởi sẽ đễ gây kích ứng trong quá trình điều trị
  • Những người có bệnh lý nền như: đái tháo đường hay đang thực hiện hóa trị, trị liệu ung thư thì thời gian sẽ lâu lành thương hơn so với những người bình thường.
  • Vấn đề tuổi tác cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình lành vết thương.Những người cao tuổi sẽ lành chậm hơn so với người trẻ, đây là yếu tố mà ngay cả bác sĩ cũng không thể can thiệp được.

Bên cạnh đó mức độ tổn thương cũng là một trong những yếu tố quyết định vết thương có mau lành hay không. Tùy vào vết thương nông- nhỏ hay sâu-rộng ,có bị bầm dập toont thương nhiều hay không thì sẽ cho kết quả mau lành hay lâu, để lại sẹo nhiều hay ít .

Những bước cơ bản chăm sóc vết thương mau lành không để lại sẹo

Việc chăm sóc vết thương tại nhà hàng ngày cần tuân thủ 3 bước sau đây :

  • Phải vệ sinh vết thương sạch sẽ hàng ngày, thay băng  đều đặn 4 tiếng một lần
  • Cần dưỡng ẩm cho vết thương, cho vùng da quanh vết thương tránh để da bị khô dẫn đến co cơ
  • Tùy vào tình trạng vết thương mà sử dung băng vết thương nếu cần thiết

Vệ sinh vết thương

Vệ sinh hàng ngày đối với các vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn là điều nhất quyết không thể thiếu. Chúng ta nên thực hiện hàng ngày bằng cách dùng khăn sạch, mỏng thấm dung dịch sát khuẩn và lau nhẹ nhàng lên vết thương, tránh gây chà xát mạnh , tróc vảy. Các sản phẩm sát khuẩn sử dụng cho vết thương cần phải đáp ứng đủ hai yêu cầu đó là  sát khuẩn hiệu quả và an toàn cũng như phải tuyệt đối dịu nhẹ với da.

Có thể tùy vào mức độ vết thương và các giai đoạn lành thương chúng ta sẽ có tần suất vệ sinh da phù hợp riêng với từng giai đoạn .

Hàng ngày dưỡng ẩm cho vết thương

Nếu sau khi vệ sinh vết thương đã được sạch sẽ, việc dưỡng ẩm là bước quan trọng và không thể bỏ qua . Cùng với việc vệ sinh sạch sẽ thì việc cung cấp độ ẩm cần thiết sẽ góp phần giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo một cách tối đa . Vì vùng da này bị tổn thương, nên sản phẩm dưỡng ẩm sử dụng phải thật an toàn, lành tính. Ngoài ra, nên có thêm tính sát khuẩn để đảm bảo mầm bệnh không thể xâm nhập

Băng vết thương nếu cần thiết

Việc băng vết thương khi cần thiết có thể giúp bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân bên ngoài: mối trường, bụi bẩn …để giữ vết thương luôn sạch sẽ. Nhưng chúng ta, chỉ băng vết thương khi cần thiết.

  •  Với vết thương nhỏ chúng ta không nên không nên băng bó mà hãy để vết thương được thoáng sẽ thúc đẩy quá trình lành thương một cách tự nhiên.
  • Đối với vết thương có độ lớn và sâu việc băng vết thương là bước làm cần thiết. Việc làm đó không chỉ giúp giữ vết thương sạch sẽ, tránh những nguyên nhân có hại xâm nhập vào bề mặt vết thương, tránh chà xát. Việc băng còn giúp giữ độ ẩm cho da và hạn chế hinhg thành những vết sẹo xấu.

Chúng ta không băng quá chặt để tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, chỉ nên băng nhẹ bằng các loại gạc vô trùng. Phải thay băng thường xuyên để giữ vệ sinh cho vết thương được sạch sẽ nhất.

 Lưu ý cần nhớ khi điều trị vết thương

  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Sử dụng các thực phẩm giàu protein như : thịt, cá. đậu nành…

Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B và C như : súp lơ, cam, táo, các loại đậu…

Bổ sung các thực phẩm từ : trứng, sữa , cá … để chống nhiễm khuẩn và thời gian lành vết thương nhanh hơn

Ngoài ra nên kiêng các loại thực phẩm như: rau muống, thịt gà, thịt bò… vì có thể gây sẹo thâm, sẹo lồi gây mất thẩm mĩ

  • Chế độ sinh hoạt điều độ , hợp lý

Cùng với yếu tố dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt cũng cần được đảm bảo để vết thương sớm được hồi phục và không để lại sẹo. Người bệnh cần được nghỉ ngơi ngủ đủ giấc, tránh những căng thẳng và vận động mạnh trong quá trình vết thương hồi phục.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *