Nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử? Lưu ý nên nhớ để xử lý vết thương hiệu quả hơn

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử không được lơ là bởi hoại tử là biến chứng mà không có bệnh nhân nào mong muốn gặp phải. Tổn thương da khi đã hoại tử rất lâu lành, gây nhiều đau đớn, phiền hà và ẩn chứa nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe- tính mạng của bệnh nhân.

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử chính là các mô tế bào tại vết thương gặp trường hợp lan rộng dần và bị chết nếu không được điều trị kịp thời. Mọi vết thương đều sẽ có nguy cơ bị hoại tử. Khả năng có hơn là các vết thương do mổ nội tạng, vết thương hở ở chân/ tay…

Vết thương hoại tử phân loại chủ yếu là 2 loại sau:

  • Trường hợp hoại tử khô: không xuất hiện dịch màu nâu hay đen hay có thể bong tróc một số mảng da hoại tử.
  • Trường hợp hoại tử ướt: vết thương lở loét, gồm những mô chết và dịch vàng / nâu đỏ.
Dấu hiệu vết thương bị hoại tử dễ nhận thấy nhất là tại vết thương sưng, đỏ , có dịch/ mủ

Những dấu hiệu vết thương bị hoại tử

  • Đau: đây là dấu hiệu thường thấy khi hoại tử vết thương, cường độ đau sẽ tăng dần phụ thuộc vào mức độ hoại tử ra sao. Vết thương hoại tử khô sẽ bị đau nhức nhưng chưa có dấu hiệu bị loét. Ngược lại với hoại tử ướt thì đau rát thường đi kèm nóng, sưng, đỏ và lở loét.
  • Vết thương có mùi khó chịu: dấu hiệu vết thương bị hoại tử thường thấy là có mùi / thối gây khó chịu đối với người xung quanh và bản thân bệnh nhân bệnh. Qua đây có thể chắc chắn rằng vết thương đang bị nhiễm trùng. Vết thương lúc này cần được làm sạch bằng những loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng và phần hoại tử cần được loại bỏ.

    Nếu thấy vết thương không còn mùi nữa thì là biểu hiệu đang tiến triển tốt trong điều trị vết thương hoại tử. Bởi vì phần hoại tử đã không lan rộng ra và được loại bỏ.

  • Sốt

    Người bệnh thường sẽ bị sốt nhẹ hoặc cao tuỳ thuộc vào mức độ chấn thương và nhiễm trùng. Trong trường hợp người bệnh sốt cao > 39°C liên tục không hạ trong 48h, người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc sớm và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử- Xử lý

  • Nguyên nhân gây hoại tử 

Vết thương bị hoại tử hình thành bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó thường gặp nhất là:

– Vết thương bị nhiễm trùng: bởi liên cầu, tụ cầu tấn công. Léo theo đó là độc tố của vi khuẩn gây ra lở loét và hoại tử phần mô tại những vị trí tổn thương.

– Bởi khi băng bó vết thương quá chặt, lượng máu đến vết thương không dùng đủ nuôi mô tế bào. Lý do đó khiến cho mô chết dần, vết thương khô quắt lại.

  • Điều trị vết thương hoại tử- Nguyên tắc
Dấu hiệu vết thương bị hoại tử phát hiện sớm sẽ cho bệnh nhân nhiều khả năng phục hồi.

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử, quá trình chăm sóc- điều trị vết thương hoại tử dựa trên 3 nguyên tắc chính để thực hiện:

– Loại bỏ toàn bộ phần mô hoại tử để tránh những mô xung quanh bị hoại tử theo. Nếu khi hoại tử đã lây lan quá rộng, bác sĩ có thể xem xét đến việc cắt bỏ toàn bộ những phần mô xung quanh.

– Tiến hành làm sạch vết thương với dung dịch sát khuẩn để kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, đảm bảo cho vết thương sạch khuẩn, không bội nhiễm và gây sâu thêm tổn thương.

– Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau / hạ sốt /  kháng sinh (theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ).

Đảm bảo thực hiện đúng theo nguyên tắc trên thì tình trạng hoại tử của vết thương sẽ được nhanh chóng cải thiện, hạn chế được những nguy cơ gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân.

  • Cách xử lý phần vết thương hoại tử tại ổ

Phần mô đã hoại tử tại ổ tổn thương cần phải được loại bỏ sớm- nhanh nhất có thể. Phần mô xung quanh rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập và gây hoại tử theo nếu nó còn tồn tại. Hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên môn của bác sĩ để phần hoại tử được lấy hết.

Hãy cố gắng giữ cho vết thương luôn khô- thoáng- sạch sẽ.  Nếu bông/ băng bị ướt từ dịch tiết ra tiến hành thay băng cho bệnh nhân ngay tức thì. Nếu thấy xuất hiện hoại tử quá nhiều, đã bị dập nát các mô và lây lan quá nhanh, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên là cắt bỏ từ cơ thể toàn bộ phần hoại tử.

  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh/ sát khuẩn

Khi dấu hiệu vết thương bị hoại tử xuất hiện việc sử dụng dung dịch sát khuẩn có vai trò rất lớn trong việc điều trị hoạt tử da và những tổ chức dưới da. Hãy ưu tiên lựa chọn dung dịch sát khuẩn có những yếu tố sau đây:

  • Mức độ hiệu quả: độ kháng khuẩn phổ rộng, đảm bảo tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh, giúp vết thương sạch khuẩn sâu, nhanh.
  • Tác dụng phát huy nhanh chóng nhằm đẩy mạnh tốc độ tổn thương được phú hồi ổn định.
  • Không kích ứng, đau/ xót trên niêm mạc vết thương hở, hạn chế tối đa những khó chịu cho người bệnh.
  • Nguyên bào sợi không bị tổn thương, hỗ trợ vết thương được lành lại tự nhiên, thuận tiện không bị cản trở.
  • Tuyệt đối an toàn khi dùng với diện tích tổn thương sâu- rộng.
  • Dung dịch không màu để dễ quan sát sự tiến triển của vết thương tại chỗ.

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử- Băng vết thương

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử, câng sát khuẩn, sử dụng thuốc và băng bó

Bước 1. Trước khi tiến hành cần rửa tay bằng xà phòng/ dung dịch sát khuẩn và sử dụng găng tay y tế.

Bước 2. Tháo/ gỡ bỏ bông băng cũ và bắt đầu xử lý vết thương:

  • Để dễ tháo hơn, thấm ướt trước bông / băng bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tiếp đó, tháo băng/ gạc nhẹ nhàng ra rồi sử dụng dung dịch sát khuẩn rửa vết thương từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  • Hãy cắt bỏ các phần mô đang hoại tử (nếu có) và rửa lại vết thương bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.
  • Kem chứa thành phần kháng sinh có thể sử dụng nếu bị nhiễm khuẩn (khi có chỉ định của bác sĩ).

Bước 3. Băng vểt thương:

  • Nếu nhận thấy vết thương đã khô-  se mặt, không còn tình trạng lở loét thì việc băng lại vết thương không cần thiết nữa.
  • Khi vết thương vẫn còn lở loét: hãy đặt miếng gạc có kích thước vừa đủ/ lớn hơn vết thương tầm 3cm che miệng vết thương lên rồi nhẹ nhàng dùng băng quấn lại. Băng được cố định bằng băng dính/ nút thắt. Chú ý là không nên băng quá chặt tay/ quá lỏng tay khiến vết thương có thể không được bảo vệ hay thêm tổn thương.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *