Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lí phổ biến hiện nay. Nó cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người như loét da, tim mạch, động mạch vành…. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh tiểu đường loét da.
Contents
Vì sao bệnh tiểu đường lại dễ bị loét da?
Đường huyết trong máu cao
Khi bạn bị tiểu đường tức là lượng đường trong máu không được giải phóng thành năng lượng mà tích tụ trong máu. Đường huyết trong máu tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn phát triển khiến các vết trầy xước nhỏ nhất cũng trở thành môi trường lí tưởng để các vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và vết loét lâu lành hơn.
Máu lưu thông kém
Ngoài ra, người bị tiểu đường thường bị xơ vữa động mạch làm cho mạch máu bị hẹp lại. Thống kê cho thấy người bệnh tiểu đường gặp tình trạng máu lưu thông kém gấp 4 lần người bình thường. mạch máu của họ kém đàn hồi khiến lưu lượng máu cung cấp tới các mô bị hạn chế. Khi máu lưu thông không tốt không mang đủ oxy chất dinh dưỡng nuôi tế bào vết thương sẽ khó lành và nhiễm trùng
Da có ít collagen hơn
Bệnh nhân mắc tiểu đường thường có làn da nhạy cảm. Nguyên nhân là do có ít collagen hơn so với người bình thường. Collagen là protein cấu trúc chính tạo nên sự đàn hồi săn chắc bền vững của da và cũng là nơi nuôi sống tế bào giúp tái tạo da
Thiếu hụt collagen sẽ khiến da dày sừng, khô cứng nhưng lại mỏng nên dễ bị vỡ bị tổn thương vết thương cũng khó lành và dễ để lại sẹo. Da khô gây nên ngứa, nứt nhiễm trùng. Vì thế người bệnh nên có cách dưỡng ẩm, hạn chế để da bị tổn thương.
Hệ miễn dịch suy yếu
Người bình thường vết loét có thể tự lành sau 5-7 ngày không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên ở bệnh nhân tiểu đường thì thời gian này có thể lên đến vài tuần. Thậm chí nó có hiện tượng lan rộng và không phục hồi nếu không điều trị. Nguyên nhân là do hàng rào miễn dịch kém hoạt động nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Những vị trí dễ bị tiểu đường loét da nhất?
Bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị loét da bất kì vùng nào trên cơ thể khi có vết thương. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thì có 15% bệnh nhân tiểu đường bị loét ở bàn chân và nguy cơ cụt chân cao gấp 8 lần khi vết loét phát triển.
bên cạnh đó người bị tiểu đường cũng thường bị tổn thương thần kinh ngoại biên khiến người bệnh giảm khả năng nhận biết cảm giác đau hay nóng lạnh. Khi giảm hoặc hoàn toàn mất cảm giác trong lòng bàn chân họ có thể không cảm nhận vết thương khi chúng mới bắt đầu. Vì không phát hiện nên sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
Cách phòng ngừa tiểu đường loét da
Với bệnh nhân tiểu đường loét da bạn nên chú ý 1 số điều sau:
Kiểm soát tiểu đường
Kiểm soát tiểu đường nghĩa là bạn kiểm soát được lượng đường trong máu. Đường huyết trong máu cao là nguyên nhân sâu xa dẫn đến biến chứng. Do đó bệnh nhân cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh phát sinh biến chứng nghiêm trọng
Bạn có thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc của bác sĩ, cố gắng đạt cân nặng phù hợp, kiểm soát ăn uống giảm bớt muối, duy trì huyết áp ổn định, tập thể dục thường xuyên.
Giữ cho làn da sạch sẽ và khô ráo
Việc đầu tiên đối với bệnh nhân bị loét da tiểu đường bạn nên làm sạch da, cấp ẩm cũng như dưỡng ẩm cho da. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng các chất khử mùi hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm kích ứng trên da.
Dưỡng ẩm da
Nếu bạn bị tiểu đường da bạn sẽ bị khô. Điều này có thể gây nên những kẽ nứt nhỏ trên da hay dễ bị tổn thương thành vết cắt nhỏ. Bạn hãy chủ động bôi kem dưỡng da lên toàn bộ cơ thể, không dùng sản phẩm chăm sóc da nào đặc biệt…
Không nên dùng nước nóng cho da
Nước nóng sẽ làm khô da của bạn. Nhưng bạn bị tổn thương do đái tháo đường có thể bạn sẽ không cảm nhận được nó nóng đến mức nào. Chính vì thế bạn nên hạn chế đặt chân hay tay trực tiếp xuống nước mà chưa kiểm tra kĩ
Hạn chế áp lực lên vết loét
Vết lực đè ép lên vết loét sẽ làm mạch máu bị tắc hẹp. Máu không thể lưu thông, không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi tế bào. Đồng thời quá trình vận chuyển thành phần bạch cầu bị gián đoạn. Do vậy bạn nên giảm áp lực trên vết loét để giúp máu lưu thông giảm cơn đau do vết loét gây ra
Kiểm tra da thường xuyên
Đa số người bệnh đều không quan tâm và thường điều trị tại nhà khi xuất hiện 1 vài vết loét. Điều này khiến bệnh nhân đánh mất thời gian vàng để điều trị. Các vết loét tiến triển sang nhiễm trùng hoại tử gây khó khăn đau đớn tốn kém chi phí cho bệnh nhân.
Chính vì thế hãy chú ý chăm sóc da thường xuyên nếu phát hiện tổn thương hãy mau chóng có cách điều trị đúng cách nhé
Tiểu đường loét da là hiện tượng phổ biến. Vì thế bạn hãy tìm hiểu và có cách chăm sóc chuẩn nhất để hạn chế tổn thương nhé.