Loét tỳ đè vùng cùng cụt là một trong những vấn đề rất phổ biến ở các bệnh nhân nằm liệt lâu ngày ít vận động. Vậy nguyên nhân loét tỳ đè vùng cùng cụt là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Contents
Những nguyên nhân gây loét tỳ đè vùng cùng cụt
Vùng xương cùng cụt được hiểu là những vùng da dưới đốt sống lưng cuối cùng, nơi phải chịu áp lực lớn khi nằm. Nó thường xảy ra ở những đối tượng bệnh nhân nằm liệt lâu ngày, áp lực khiến mạch máu dưới da bị tắc nghẽn. Máu không thể cung cấp oxy cùng dưỡng chất để nuôi cơ thể, lâu dần khiến tế bào chết đi và tạo thành những vết loét trên da
Ngoài nguyên nhân do áp lực tỳ đè thì việc loét tỳ đè vùng cùng cụt còn do các nguyên nhân như:
- Bệnh nhân cao tuổi mắc các bệnh mãn tính
- Thân nhiệt bệnh nhân quá cao sẽ làm tình trạng loét trở nên trầm trọng hơn
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Bệnh nhân cao tuổi nằm liệt lâu ngày ít vấn động sẽ là đối tượng dễ bị loét vùng xương cùng cụt nhất. Bên cạnh đó cũng có thể là những người mắc bệnh mãn tính hoặc nằm chữa bệnh lâu ngày
Nếu được điều trị kịp thời ở giai đoạn bệnh mới khởi phát thì bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi cao nhưng khi đã bước sang giai đoạn nặng việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều tiền bạc cũng như thời gian
Cách điều trị loét vùng cùng cụt
Để giảm thiểu tình trạng loét vùng cùng cụt bạn nên thực hiện 1 số biện pháp sau đây
Giảm áp lực lên vùng cùng cụt
Khi bạn phát hiện vết loét vùng cùng cụt việc đầu tiên bạn cần làm ngay đó chính là giảm áp lực nên nó. Bằng cách chuyển đổi tư thế nằm thường xuyên. Không nên nằm ngửa mà nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Nên thay đổi tư thế 2 giờ/lần để giảm áp lực da
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nệm lót ở vùng da tỳ đè. Nhờ lực đàn hồi đệm sẽ nún sâu đảm bảo dòng máu lưu thông bình thường. một số đệm thường dùng có thể là đệm hơi, mút hoặc nước….
Loại bỏ mô hoại tử
Vết loét nên được vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc bằng dung dịch sát khuẩn. Bạn không nên chọn loại dung dịch làm chậm lành thương như oxy già… Các loại dung dịch có nồng độ sát khuẩn cao cũng sẽ làm da trở nên khô và đau đớn cho bệnh nhân khi sử dụng
Khi loét ở giai đoạn nặng thì bạn nên loại bỏ hoại tử trên da. Gắp hết các vụn da bằng nhíp sạch được sát khuẩn. Nếu độ loét ở sâu có thể sẽ phải cắt bỏ
Băng vết loét
Sau khi làm sạch vết loét rồi bạn nên dùng băng gạc sạch để băng lại. Băng gạc chính là loại bảo vệ tốt nhất để tránh ma sát vết thương đồng thời ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó nó còn giúp vết loét nhanh chóng phục hồi
Tùy thuộc tình trạng cũng như kích thước vết loét bạn có thể chọn loại băng gạc dạng màng phim, dạng bọt….
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ là một trong những việc cần làm để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Bạn nên thường xuyên tắm rửa thay đồ cho bệnh nhân
Với bệnh nhân không thể kiểm soát được tiểu tiện đại tiện nên tiến hành thay bỉm ngay không để dính vào vết loét vì nó sẽ khiến tình trạng loét trở nên tồi tệ hơn
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân bị loét. VÌ nó sẽ giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng để tự khả năng chữa lành vết thương. Bạn nên xây dựng chế độ thực đơn đầy đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng và vitamin
Bên cạnh đó hạn chế tuyệt đối việc hút thuốc, uống rượu hay dùng chất kích thích
Tăng cường massage cho bệnh nhân
Việc massage đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nó sẽ tăng cường máu lưu thông đưa dinh dưỡng đi nuôi tế bào
Mỗi ngày bạn nên massage từ 15-20 phút cho bệnh nhân để cải thiện tình trạng loét
Chăm sóc vết loét cùng cụt có vai trò đặc biệt quan trọng để giảm đau đớn cho bệnh nhân Vì thế tìm hiểu Nguyên nhân loét tỳ đè vùng cùng cụt sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh tình trạng này.