Nguyên nhân khiến vết loét lâu lành, cách sử lý hiệu quả, nhanh chóng

Vết loét lâu lành là dấu hiệu bất thường, cần được xem xét chăm sóc và xử lý kịp thời tránh những biến chứng khó lường cho bệnh nhân. Nguyên nhân dẫn đến vết loét lâu lành có thể từ cách chăm sóc, vệ sinh, cơ địa, ăn uống… không đúng.

Bệnh nhân có các vết loét ngoài da lâu lành hay ổ nhiễm trùng  sẽ gặp trong nhiều vấn đề khác nhau khác nhau. Có thể đó là bệnh tiên phát hoặc thứ phát của bệnh khác, hay có khi lại là khởi phát của  một chấn thương gây vỡ mạch nông và chảy máu, hoặc vết loét hình thành dần do hoại tử da trên một đám viêm mạc mạch, trên một tĩnh mạch tắc. Trong nhiều trường hợp vết loét sẽ hình thành do viêm tắc động mạch nuôi thiếu dinh dưỡng do ứ trệ tuần hoàn.

Cũng trường hợp sau phẫu thuật vết loét hình thành, bị nhiễm trùng sau chỉnh hình, lưới mạch hình thành kém… Bên cạnh đó còn có một số vết loét hình thành không rõ nguyên nhân vì sao.

Vết loét lâu lành – Nguyên nhân

Vết loét lâu lành cần xử lý sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng

Da được xem như là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể, giúp cơ thể tránh khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Khi bộ phận bảo vệ này bị xước, bị xâm nhập, những vi khuẩn ở bên ngoài môi trường sống sẽ dễ dàng xâm nhập hơn bao giờ hết vào cơ thể đang tổn thương.

Dấu hiệu thấy vết loét lâu lành thì khả năng cao vết thương đã bị nhiễm trùng, nhận thấy vùng da xung quanh vết thương bị đỏ- sưng- đau và có thể tiết ra các dịch/ mủ có mùi hôi khó chịu .

  • Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, nghèo nàn cũng là nguyên nhân làm cho vết loét lâu lành. Hãy bổ sung đầy các vitamin trong thực phẩm: chất đạm, vitamin, khoáng chất, rau xanh, củ quả giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, đặc biệt là vitamin A và C.

Hãy nhớ là bạn ăn / uống nhiều cam, rau cải bó xôi, ớt chuông, khoai lang đồng thời ăn nhiều thịt, cá… để bổ sung lượng protein dồi dào cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục của các vết thương.

  • Bệnh tiểu đường

Vết loét lâu lành do lượng đường huyết của cơ thể thường xuyên tăng cao, người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao là các vết thương/ vết loét lâu lành đồng thời la bị nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường. Lượng đường huyết tăng cao quá mức sẽ khó kiểm soát còn ảnh hưởng không tốt tới hệ miễn dịch và khả năng tuần hoàn.

Bên cạnh đó. bệnh tiểu đường sẽ mang đến các biến chứng nguy hiểm khác, làm tổn thương dây thần kinh, khiến cho người bệnh không thể nhận biết mình đang bị thương/ bị đau là khả năng mang đến cao.

Người bệnh nên thường xuyên theo dõi nếu thấy cơ thể hay xuất hiện các vết thương / vết loét lâu lành, đặc biệt là những vết thương ở chân và bàn chân, gót chân, hãy nên gặp bác sỹ sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Tác dụng phụ của thuốc
Vết loét lâu lành biểu hiện nghiêm trọng của nhiễm trùng không nên lơ là.

Có một số loại thuốc được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng vết thương / vết loét lâu lành. Sử dụng hóa trị và các hóa chất mạnh sẽ làm cản trở hệ thống miễn dịch cơ thể, khiến cho quá trình lành vết thương gặp nhiều khó khăn hơn.

Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ có thể tiêu diệt cả những lợi khuẩn đường ruột, nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể tăng cao.

Đồng thời, những loại thuốc chống viêm cũng sẽ ức chế giai đoạn viêm mà cơ thể người bệnh phải trải qua để viết thương chữa lành. Bởi vậy, nếu thấy nghi ngờ thuốc đang sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục, hãy trao đổi với bác sỹ để thay đổi thuốc điều trị phù hợp với cơ thể.

  • Lưu thông máu kém

Trong quá trình cơ thể tự chữa lành vết thương, tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển những tế bào mới tới khu vực mô bị tổn thương. Ở đây, các tế bào sẽ giúp hình thành làn da mới cùng với tế bào collagen.

Tuy vậy, nếu trong cơ thể lưu thông máu kém, máu sẽ di chuyển chậm và trì hoãn việc vết thương được chữa lành. Vết loét lâu lành do thông máu kém cũng sẽ có thể là do bệnh lý béo phì, đái tháo đường hay hình thành những cục máu đông…

  • Loét da do nằm nhiều

Vết loét lâu lành với những người bệnh không vận động/ ít vận dộng trong một thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên những vùng da nhất định. Những áp lực đó có thể gây nên các mức độ vết loét khác nhau, dẫn đến hình thành những vết thương hở cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu quá trình chăm sóc đúng cách, kịp thời.

Với những vết loét nhẹ, hãy khắc phục chúng bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế nằm/ ngồi nhằm giảm áp lực lên da. Những vết loét lâu lành, nặng hơn cần được chăm sóc y tế chuyên biệt, kịp thời.

  • Sử dụng rượu, bia

Bệnh nhân có thói quen không tốt như sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích sẽ khiến vết loét lâu lành hơn, ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe của bạn nói chung và vết thương/ vết loét lâu lành nói riêng.

Vết loét lâu lành- Những điều cần tránh

Vết loét lâu lành, tuyệt đối không nên tự ý rắc thuốc kháng sinh .
  • Vết loét lâu lành khi áp dụng các phương pháp dân gian: lá trà xanh, lá trầu không,…Phương pháp điều trị này chưa được chứng minh về tính an toàn khi sử dụng trên các vết loét sẽ làm nặng thêm tình trạng vết loét lâu lành.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh không an toàn, hiệu quả. các sản phẩm kháng khuẩn như: cồn y tế, oxy già, betadine có tác dụng thấp nhưng lại gây kích ứng, tế bào hạt tổn thương,
  • Rắc thuốc kháng sinh trực tiếp lên vết thương: Đây là việc làm không tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Việc làm sai cách này sẽ không cải thiện được tình trạng vét loét lâu lành mà khả năng tăng nguy cơ bội nhiễm vì vi khuẩn kháng thuốc.

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS ở Shopee: Tại đây.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *