Nguyên nhân bệnh tiểu đường bị lở loét

Bệnh tiểu đường là một trong những loại bệnh vô cùng phổ biến hiện nay. Và nó là nguyên nhân dẫn đến vết loét. Vậy nguyên nhân của biến chứng tiểu đường lở loét là gì? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường bị lở loét là gì nhé.

Nguyên nhân người bệnh tiểu đường bị lở loét

Biến chứng lở loét trên da thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị tiểu đường tuyp 2 sau một thời gian kể từ khi khởi phát. Nếu người bệnh không chú ý giữ gìn có thể dẫn đến viêm loét.

 Với tình trạng nồng độ đường trong máu cao khả năng lưu thông máu đến da sẽ rất kém ở bệnh nhân tiểu đường. Máu có nhiều đường đồng nghĩa với việc độ nhớt cao và áp suất lớn sẽ làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra nó còn khiến các tế bào bạch cầu bị giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.

Biến chứng lở loét trên da thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị tiểu đường tuyp 2
Biến chứng lở loét trên da thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị tiểu đường tuyp 2

Khi máu kém lưu thông đến da thì khả năng hồi phục tái tạo của người bệnh sẽ cực kì kém. Do đó khi bị vết thương nhỏ sẽ lâu lành thậm chí còn có nguy cơ nặng hơn. Tổn thương tế bào da thậm chí cản trở khả năng đổ mồ hôi của người bệnh làm tăng sự nhạy cảm với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Các vấn đề thần kinh cũng dễ dẫn đến biến chứng lở loét trên da ở người bệnh tiểu đường. nguyên nhân chính là do dây thần kinh cảm giác bị tổn thương bệnh nhân dường như không còn cảm nhận được vết thương trên da đặc biệt những vùng ít chú ý như bàn chân, nách, háng hay khuỷu chân…. 

Ngoài ra nồng độ đường huyết cao cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Và vi khuẩn cùng nấm chính là nguyên nhân chủ đạo gây tình trạng lở loét ở người đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường lở loét do nhiễm vi khuẩn tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm đặc biệt là những tổn thương trên da, Đặc biệt đối với những bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 nguy cơ càng cao. 1 số nhiễm trùng da phổ biến đó là staphylococcus, Streptococcus hoặc tụ cầu khuẩn.

Biểu hiện của tiểu đường bị lở loét là gì?

Ban đầu trên da sẽ xuất hiện các vết đỏ đau và ấm khi chạm vào. Càng ngày nó sẽ càng sưng to và mức độ đau sẽ nặng hơn.

Nếu như những biểu hiện bất thường ở trên da thì bệnh nhân hãy nhanh chóng đi khám xem có bị nhiễm khuẩn không nhé. Nếu có thì hãy nhanh chóng xử lí kịp thời để tránh tình trạng vết loét ăn sâu và thậm chí gây hoại tử.

Nhiễm trùng nấm thì người bệnh sẽ có biểu hiện chính la da đỏ, ngứa, sưng được bao quanh bởi vảy phồng hoặc vảy khô

Cách phòng ngừa biến chứng lở loét ở người tiểu đường

Phòng ngừa biến chứng lở loét ở bệnh nhân tiểu đường là điều vô cùng cần thiết.
Phòng ngừa biến chứng lở loét ở bệnh nhân tiểu đường là điều vô cùng cần thiết.

Phòng ngừa biến chứng lở loét ở bệnh nhân tiểu đường là điều vô cùng cần thiết. Trước tiên bạn cần kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình bằng việc dùng thuốc và làm theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó kết hợp với chế độ ăn uống chuẩn mực, lối sống lành mạnh thưởng xuyên tập thể dục và vận động

Bạn cũng cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày tránh những va chạm gây tổn thương ngoài da, Đồng thời thường xuyên theo dõi kiểm tra xem trên da có những vết thương hay vết xước nào không để xử lí kịp thời chống nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường bị lở loét là một trong những thứ gây đau đớn cho người bệnh và cần được điều trị đúng cách. Hy vọng sẽ giúp các bệnh nhân có thêm thông tin để theo dõi và có phương án điều trị đúng kịp thời nhất.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *