Nắm bắt để chẩn đoán loét tỳ đè đúng giai đoạn ra sao

Sẽ rất dễ xuất hiện loét tỳ đè nếu như không biết cách chăm sóc đúng cách. Chẩn đoán loét tỳ đè cũng như điều trị sớm sẽ gặp nhiều thuận lợi, bởi đây không phải là căn bệnh dễ dàng mà còn gặp nhiều khó khăn. Việc chú ý trong các bước chăm sóc bệnh nhân loét do tỳ đè cần được xếp và mục ưu tiên để phòng ngừa xuất hiện loét.

Thế nào là loét tỳ đè ?

Chẩn đoán loét tỳ đè sớm sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn

Loét do tỳ đè hay loét áp lực là vết loét hình thành do bệnh nhân giữ nguyên nằm/ ngồi ở tư thế / một vị trí cố định trong một khoảng thời gian dài, thông thường là do nằm viện lâu hay vì một bệnh lý nặng/ mãn tính nào đó. Những vết loét hình thành do nguyên nhân chính là vì thiếu máu đến nuôi dưỡng do áp lực tỳ đè. Một số yếu tố góp phần quyết định tới mức độ tổn thương loét do tỳ đè bao gồm: lực ma sát tại chỗ, da bị ẩm, cảm giác đau của bệnh nhân, quá trình chăm sóc người bệnh, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị kém.

Chẩn đoán loét tỳ đè đúng cần nhận biết được là vết loét được chia thành 4 giai đoạn khác nhau như sau:

  • Tổn thương xuất phát từ thượng bì – lớp biểu bì: da sẽ có màu đỏ nhạt nhưng sờ vào sẽ cứng hơn những vùng da xung quanh.
  • Tổn thương đi đến lớp dưới da: đã mất một phần của thượng bì, xuất hiện vết loét với hình thái đáy khô, thường sẽ không thấy các tổn thương hoại tử.
  • Tổn thương đã đến lớp mỡ: có thể quan sát thấy rất ít mô hoạt tử màu vàng ở phần đáy vết loét, đã có thể nhìn thấy được lớp mỡ.
  • Tổn thương bắt đầu lan rộng đến những tổ chức phần mềm xung quanh như: gân- cơ và xương.

Đánh giá và chẩn đoán loét tỳ đè

Chẩn đoán loét tỳ đè không gặp quá nhiều khó khăn. Cần quan sát kĩ các vùng da ở những vị trí dễ bị tỳ đè trực tiếp giữa phần xương và mặt phẳng cứng phía bên dưới, vị trí mà hay gặp nhất là vùng xương cùng cụt, có thể nhận thấy vùng da xung huyết đỏ ở giai đoạn sớm nhất  hoặc các vết loét rõ ràng, có/ không hiện tượng hoại tử đi kèm theo. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau, một vết loét do tỳ đè có thể xuất hiện đi kèm với nhiều đặc điểm cùng như diện tích ảnh hưởng khác nhau.

Cần tiến hành giá tốt từng trường hợp người bệnh bị loét do tỳ đè dựa rên các đặc điểm như: nguy cơ yếu tố của bệnh nhân, kích thước, độ sâu, giai đoạn, có hay không hiện tượng hoại tử và theo dõi giai đoạn nhim trùng / các biến chứng khác. Khi loét tỳ đè không thể phục hồi với những  biện pháp chăm sóc và điều trị tiêu chuẩn, tì việc sinh thiết mô tế bào của vết loét cần được thực hiện để xác định được bản chất của mô học cũng như phân biệt với các tổn thương ác tính khác nếu như có thể xảy ra.

Bệnh nhân nào dễ gặp loét tỳ đè?

chăm sóc bệnh nhân loét tỳ đè
Thường xuyên xoay/ trở tư thế nằm ngồi cho bệnh nhân

Loét áp lực hình thành bởi việc tỳ đè kéo dài trong một khoảng thời gian gây ra thiếu máu để nuôi dưỡng các vùng da. Vậy nên loét áp lực có khả năng cao sẽ xuất hiện ở những đối tượng bệnh nhân sau đây:

  • Bệnh nhân bị liệt hai chi dưới / liệt nửa người do các chấn thương vùng tủy sống hay cột sống, tai biến mạch máu não hay bệnh lý khác liên quan đến hệ thần kinh trung ương hoặc các dây thần kinh ngoại vi vì phải nằm lâu một chỗ
  • Bệnh nhân bị hôn mê, nằm thở máy trong các khoa chăm sóc tích cực
  • Người già bị suy kiệt,  gãy xương phải nằm lâu.

Mộ số pháp phòng tránh loét tỳ đè

Hãy dùng đến sự trợ giúp của những vật dụng hỗ trợ đi kèm

Loét do do lực hay loét do tỳ đè để điều trị lành hoàn toàn không dễ vì nên việc phòng tránh chẩn đoán loét tỳ đè do áp lực chiếm một vai trò rất lớn. Dự phòng, chẩn đoán loét tỳ đè có hiệu quả trong việc giúp người bệnh tránh được nhiều đau đớn đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh chính. Khi áp dụng những biện pháp phòng ngừa biến chứng loét áp lực sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ năng – thái độ của người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân. Một số biện pháp cần được áp dụng bao gồm:

  • Thường xuyên / hỗ trợ giúp bệnh nhân lăn- xoay trở, thay đổi tư thế nằm/ ngồi
  • Nên lựa chọn một số phương tiện hỗ trợ như: nệm nước/ giường điện. Bệnh sẽ được thay đổi tư thế bị động theo sự chuyển động của vật dụng hỗ trợ.
  • Vệ sinh da, đặc biệt là các vùng da dễ bị tỳ đè, giữ chúng luôn sạch sẽ và luôn khô thoáng nhất. Khi bệnh nhân đi đại tiện cần vệ sinh và thay bỉm luôn, còn thông thường sẽ thay từ 3-4 tiếng/ lần.
  • hàng ngày cần cung năng lượng cấp đủ và các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân. Hiện tượng thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cho quá trình phục hồi bệnh bị chậm lại, dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và tăng nguy cơ gặp phải loét do tỳ đè.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *