Vết thương bị loét là một trong những vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với bệnh nhân. Nếu không có cách xử lí kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. DƯới đây chúng tôi sẽ mách bạn 1 số cách xử lý khi vết thương bị loét.
Contents
Nguyên nhân khiến vết thương bị loét
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vết thương bị loét. Một vết thương nhỏ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn lở loét đồng thời lan rộng ra gây đau đớn cho bệnh nhân. Một số nguyên nhân phải kể đến như:
- Áp lực tì đè do nằm quá lâu, người bệnh bị hôn mê chấn thương sau phẫu thuật….
- Vết thương cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, làm cho lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi. Dẫn đến vết thương dễ bị loét
- Các bệnh mãn tính như đái tháo đường
- Bệnh nhân lười vận động, ít tập thể dục thể thao
- Việc vệ sinh da không được sạch sẽ, vi khuẩn có hại vẫn còn
- Độ ẩm của da quá cao cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển
Bên cạnh đó còn 1 số nguyên nhân khiến vết thương nặng hơn là:
- Việc chăm sóc vết thương bị loét không đúng như dùng các dung dịch sát khuẩn kích ứng, khiến vết thương chậm lành
- Môi trường sống ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Nó là nguyên nhân gây gia tăng tình trạng bội nhiễm cho vi khuẩn
Nguyên tắc chung khi chăm sóc vết thương bị loét
Để chăm sóc vết thương bị loét bạn cần chú ý 1 số điều sau đây:
Giảm áp lực lên vết loét
Người chăm sóc nên chú ý thay đổi tư thế cho bệnh nhân nằm lâu khoảng 2 giờ/ lần. Đặt bệnh nhân nằm cao đầu khoảng 30 độ so với bình thường. Bạn có thể sử dụng giường, ghế đẩy trợ giúp để duy trì áp lực tỳ đè.
Nâng đỡ thể trạng
Người chăm sóc hãy giúp bệnh nhân tập vận động nhẹ nhàng. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đầy đủ vitamin, protein, khoáng và các yếu tố, tăng cường lưu thông máu đến vùng vết thương bị loét bằng cách massage, xoa bóp….
Vệ sinh bằng dung dịch kháng khuẩn
Đây được xem là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị vết loét. Dung dịch kháng khuẩn có vai trò tiêu diệt vi sinh vật ở ổ loét. Đảm bảo vết thương sạch, không viêm sẽ kiểm soát được vết thương không bị loét, chảy mủ….
Bạn nên chọn loại dung dịch kháng khuẩn đảm bảo yếu tố:
- KHả năng kháng khuẩn cao
- Không gây kích ứng da xót da
- Không làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình hồi phục
Điều trị nâng cao
Song song với các việc làm trên thì bạn có thể sử dụng thêm 1 số phác đồ điều trị như: Các loại thuốc kháng sinh uống, kháng sinh bôi… Đồng thời can thiệp ngoại khoa nếu cần
Các bước xử lý vết thương bị loét tại nhà
Để xử lý vết loét bạn nên thực hiện 1 số bước sau:
Làm sạch vết thương bị loét
Đầu tiên bạn cần làm sạch sơ bộ toàn bộ vết thương bị loét bởi nó tồn tại rất nhiều bụi bẩn và mảnh da chết. Bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch. Ở mức độ nhẹ mọi người có thể làm sạch tại nhà bằng việc dùng nhíp và nước muối sinh lý để lau
Vệ sinh vết thương bị loét bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng
Đây được xem là 1 trong những bước vô cùng quan trọng được sử dụng cho các bệnh nhân bị loét. Vết loét có thể nhanh hồi phục nếu không nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nếu sát khuẩn không đúng cách vi khuẩn còn xâm nhập vào tuần hoàn chung gây biến chứng vô cùng nguy hiểm. Các vết loét nên được vệ sinh liên tục mỗi ngày.
Dưỡng ẩm vết loét
VIệc dưỡng ẩm vết loét sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương bị loét. BẠn nên chọn dung dịch phù hợp để giảm bớt quá trình vệ sinh đồng thời hiệu quả sát khuẩn được kéo dài
Băng bó vết thương bị loét
Việc băng bó vết loét sẽ giúp: Ngăn cản các yếu tố môi trường bên ngoài như vi khuẩn, bụi bẩn đồng thời hạn chế tiếp xúc cọ xát của vết loét với môi trường đồ đạc….
Trên đây chúng tôi vừa giúp bạn chỉ ra 1 số cách xử lý vết thương bị loét đúng cách nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc vết thương chuẩn nhất để hạn chế biến chứng