Rửa vết thương tại nhà– những vết thương hở xuất hiện có thể là một tai nạn trong quá trình sinh hoạt hoặc lao động. Ai cũng từng một lần gặp phải tổn thương như vậy. Với những vết thương nhỏ, nông vừa phải chúng ta có thể xử lý tại nhà và nên bỏ túi cho mình những cách rửa vết thương tại nhà . Tuy nhiên có chắc là bạn đã biết cách rửa vết thương tại nhà an toàn và đúng kĩ thuật chưa ?
Tác hại của việc rửa vết thương tại nhà sai cách
Rửa vết thương tại nhà là việc làm đầu tiên khi gặp vết thương hở. Việc làm đó hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Những tổn thương trên da sẽ làm mất đi lớp bảo vệ của cơ thể với môi trường bên ngoài. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây nên những tổn thương. Trên bề mặt da của chúng ta cũng tồn tại rất nhiều vi sinh vật đặc biệt là vi khuẩn. Việc rửa vết thương tại nhà giúp loại bỏ được phần lớn những nguy cơ gây bệnh. Từ đó vết thương cũng sẽ mau lành hơn nếu được giữ sạch sẽ.
Rửa vết thương tại nhà là một việc dễ làm, nhưng với vết thương hở không hề đơn giản. Nếu làm không đúng, sai cách, vết thương bảo vệ mà kéo theo nhiều vấn đề phức tạp hơn, nhất là với trường hợp tự vệ sinh rửa vết thương tại nhà.
- Làm bẩn vết thương.
– Bàn tay chúng ta hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều thứ. Chính vì thế lượng vi khuẩn trên tay là rất nhiều (đặc biệt là móng tay). Để chăm sóc vết thương tại nhà, sẽ không tránh khỏi việc tay tiếp xúc với vị trí vết thương. Từ đó, vô tình bạn đã đưa một lượng lớn vi khuẩn đến vị trí vết thương. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương sẽ gây tình trạng mưng mủ hay nhiễm trùng. Nếu nhẹ, vết thương bị viêm và lâu khỏi. Còn trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu hay sốc nhiễm khuẩn sẽ đe dọa tính mạng.
– Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vệ sinh vết thương cũng chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Để lấy mảnh vụn khỏi vết thương thường sẽ sử dụng nhíp. Khăn/ quần áo được dùng để lau vết thương hay cầm máu. Những đồ dùng đó thường không đảm bảo được vệ sinh. Băng/ gạc vô trùng nếu không được bảo quản đúng cách cũng tồn tại rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Nước rửa hàng ngày cũng sẽ chứa một lượng vi khuẩn đáng kể (mắt thường chúng ta khó có thể nhìn thấy).
- Làm tổn thương vùng da quanh vết thương.
– Mọi người hay có thói quen rửa vết thương tại nhà kèm theo động tác chà xát để loại bỏ những bụi bẩn. Với việc làm đó đã vô tình làm vùng da, phần mô xung quanh miệng vết thương bị bong tróc và tổn thương sẽ lan rộng cũng như nặng thêm.
– Lựa chọn những thuốc sát trùng ngoài da không đúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương vùng da đang lành. Oxy già hay cồn ngoài tác dụng diệt khuẩn thì cũng còn phá hủy phần mô và tế bào. Khi các tế bào lành xung quanh bị tổn thương sẽ làm vết thương thêm mở rộng và tiếp xúc nhiều hơn với không khí. Thêm nữa, các mô liên kết bị phá hủy sẽ làm quá trình liền sẹo bị cản trở. Thời gian vết thương lành theo đó bị kéo dài thêm nhiều lần.
- Gây đau cho người bệnh
Những tổn thương, vết thương hở miệng, đều gây đau cho bệnh nhân. Cảm giác đau tăng lên khi vết thương bị tiếp xúc trực tiếp. Bởi qua quá trình chà rửa quá mức ngoài việc làm tổn thương da sẽ làm tăng tiếp xúc và gây đau cho người bệnh.
- Kéo dài thời gian lành thương
Tất cả những tác hại của việc rửa vết thương tại nhà sai cách đều làm kéo dài thêm thời gian lành thương. Vết thương tồn tại lâu trên da sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Rửa vết thương tại nhà đúng cách.
- Bước 1: vệ sinh dụng cụ và tay: Sát khuẩn dụng cụ và tay là việc làm cần thiết đầu tiên trước khi tiến hành chăm sóc vết thương tại nhà. Có thể rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn như: oxy già, cồn. Các dụng cụ kim loại, có thể dùng cồn để đốt. Bông, băng vô trùng hãy nên sử dụng loại vẫn còn trong bao bì kín, không nên dùng lại.
- Bước 2: làm sạch và sát khuẩn vết thương: Đây là bước quan trọng nhất trong rửa vết thương tại nhà. Việc sát khuẩn vết thương sẽ giúp loại bỏ những nguy cơ nhiễm trùng, những bụi bẩn cũng sẽ được rửa trôi. Nên rửa vết thương bằng nước sạch/ nước muối, sau đó dùng các dung dịch sát khuẩn để rửa. Lưu ý tránh những dung dịch có chứa oxy già hoặc cồn khi rửa vết thương hở.Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp là rất cần thiết. Bởi vì mỗi dung dịch sát khuẩn đều có những ưu- nhược điểm riêng.
- Bước 3: dưỡng ẩm vết thương: vết thương cần độ ẩm cho quá trình liền sẹo. Việc duy trì độ ẩm của vết thương sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lên da non. Tuy vậy, cần lưu ý là chỉ dưỡng ẩm khi vết thương đã khô miệng và không còn bị chảy mủ.
- Bước 4: băng vết thương: Với các vết thương nhỏ thì băng bó là không cần thiết, chỉ cần giữ vết thương sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn. Với các vết thương lớn và bị hở, sau khi đã vệ sinh và sát trùng thì cần được băng bó lại. Việc làm này tránh cho các va chạm và cọ xát lên vết thương có thể gây đau đớn và làm vết thương bị nhiễm bẩn. Sử dụng các băng/ gạc vô trùng để quấn quanh miệng vết thương. Chú ý thay băng hằng ngày từ 4-6h/ lần hoặc khi băng bị bẩn và ướt, không quấn băng quá chặt tay.