Khi mang thai, em bé sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua dây rốn. Dây rốn chính là mối liên kết duy trì sự sống cho thai nhi trong 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Sau khi chào đời,em bé có khả năng tự thở- bú- tiêu tiểu nên dây rốn sẽ không cần thiết nữa vì thế sẽ được kẹp lại và cắt bỏ ngay khi bé chào đời. Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh là điều bố mẹ nên nhớ không thể bỏ qua để đảm bảo quá trình hoàn thiện cho bé.
Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh- Thời gian rụng rốn
Khi còn ở trong bụng mẹ, bé sẽ nhận chất dinh dưỡng cùng với ôxy thông qua nhau thai bám vào thành trong tử cung từ người mẹ, nhau thai sẽ được nối với em bé bằng chính dây rốn thông qua bụng của bé cùng một lỗ nhỏ . Sau chín tháng mười ngày bé chào đời, khả năng tự thở- bú- tiêu tiểu của bé sẽ có nên phần dây rốn không còn cần thiết nữa vì thế nó sẽ được kẹp lại và loại bỏ ngay sau khi bé sinh. Cuống rốn đó chính là phần còn lại sau khi dây rốn được cắt ngay tại phòng sinh, bố mẹ có thể là người tự cắt dây rốn này cho bé. Khoảng 24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn đã khô, y tá có thể tháo kẹp rốn an toàn cho bé ra khỏi cuống rốn. Cần chú ý trong khi thay tã cho trẻ, kẹp rốn có thể sẽ bị kéo hay giật lên, gây tổn thương cho phần chân rốn.
Bình thường, dây rốn sẽ tự khô và rụng trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Khi mà rốn chưa khô rụng trong khoảng thời gian đó, cần lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cẩn thận, nhẹ nhàng. Với thời tiết nắng nóng, oi bức bố mẹ chỉ cần mặc tã và áo sơ sinh rộng cho bé để giúp không khí lưu thông thoải mái nhất hỗ trợ cho quá trình khô rốn nhanh hơn. Không nên mặc quần áo bó sát/ body liền cho cơ thể bé khi mà cuống rốn còn chưa rụng. Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh là tránh / hạn chế tuyệt đối không được để nước tiểu hay là phân su dính vào phần cuống rốn em bé. Ở mỗi bé thời gian rụng rốn sẽ là khác nhau, bởi vậy các mẹ tuyệt đối không nên dùng tay để kiểm tra hay là cố ý giật dây rốn của bé lên. Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh không được cố tình kéo đứt dây rốn, ngay cả khi đó chỉ còn sự gắn kết vô cùng lỏng lẻo.
Nếu như không được chăm sóc tốt, cẩn thận thì rốn sẽ được xem là cửa ngõ để cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể bé gây nên nhiễm khuẩn. Cho đến khi cuống rốn rụng hẳn, mẹ có thể thấy xuất hiện một chút máu trên tã, đừng vì lo lắng mà dùng thuốc bôi / rắc vào rốn trẻ điều này là bình thường. Nếu như vẫn không thấy yên tâm, mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và nếu cần có thể dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ).
Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh- Chăm sóc rốn
Với những bà mẹ sinh thường, không có nguy hiểm, các sản phụ chỉ cần ở lại bệnh viện từ 2 đến 3 ngày sau đó sẽ được bác sĩ cho xuất viện về nhà tự theo dõi. Khi ở trong bệnh viện thì việc chăm sóc rốn của bé chủ yếu do các y bác sĩ, y tá chuyên khoa thực hiện. Khi mẹ và bé xuất viện về nhà thì việc theo dõi, chăm sóc để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của rốn do bố mẹ hoặc là người thân thực hiện. Nếu chưa biết những lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh, các mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà để hướng dẫn.
Chăm sóc rốn hàng ngày cho trẻ sơ sinh rất đơn giản: tắm- lau người- chăm sóc trẻ là việc cần làm hàng ngày, song luôn cần giữ cho rốn của trẻ được thoáng, khô, sạch. Mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ sơ bản để chăm sóc rốn bé như:
- Cồn 70 độ
- Bông/ gạc vô trùng
Tất cả những đồ dùng này đều có sẵn tại các quầy thuốc tây,mẹ đều có thể dễ dàng mua. Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh, cần rửa tay với xà phòng thật sạch. Tiếp đó nhẹ nhàng gỡ lớp gạc cũ ra, dùng bông sạch đã thấm cồn: lau một miếng từ chân rốn ngược lên phần cuống rốn, 1 miếng tiếp theo lau vòng quanh vùng rốn, chỗ tiếp xúc của da với bụng, rồi tiếp đó lau rộng ra vùng da xung quanh rốn. Tiếp đó là để khô, rồi mới thay gạc mới, đặt gạc lên rốn rồi kéo băng rốn mới lên phần trên. Khi rốn của bé chưa rụng, lặp lại việc vệ sinh rốn mỗi ngày 1 lần.
Khi rốn trẻ đã rụng, về mặt chức năng thì các mạch máu đã đóng kín nhưng về phần cơ thể học hãy để thông cho đến khoảng ngày thứ 15-20 sau sinh. Khoảng thời gian rốn mới rụng, các mạch máu ở rốn sẽ chính là ngõ dẫn vào của các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh đã rụng vẫn nên duy trì vệ sinh bằng cồn hàng ngày rồi che rốn với gạc mỏng, luôn giữ sạch vùng da đang lên da non cho tới khi rốn trẻ khô hẳn.
Trường hợp nhận thấy rốn có mùi hôi, mủ / rớm máu, cần dùng ôxy già để rửa vùng rốn, chờ cho khô và đặt gạc mỏng lên. Tiếp tục làm như vậy 3 lần/ ngày.
Với trường hợp phát hiện chỗ rốn bị sưng đỏ, rốn có rỉ dịch, có mủ / vẫn còn ướt sau khi đã rụng, có mùi hôi, trẻ sốt, bỏ bú /bú ít thì cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Có rất nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn. Nguyên nhân khách quan là do bố mẹ thường loạy hoay trong việc chăm sóc rốn cho em bé như:
- không dám sờ/ đụng chạm vào rốn của bé.
- chỉ mới thay băng rốn còn lại giữ nguyên gạc đặt trên rốn trẻ
- băng rốn trẻ quá kín
- vùng rốn giữ nguyên đã được quấn kỹ có khi kéo dài đến 20-30 ngày bố mẹ mới mở ra…
Những sai lầm nghiêm trọng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé. Lưu ý khi chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp bố mẹ chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách, đồng thời nhận biết được những dấu hiệu bất thường quanh vùng rốn để điều trị kịp thời cho trẻ, tránh gặp phải những biến chứng không đáng có.