Loét xương cụt, cách xử lý chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân

Loét xương cụt chiếm tỉ lệ 90% các vết loét của người bệnh nằm liệt. Đây chính là vùng xương lồi thường xuyên chịu nhiều áp lực, loét xương cụt thường nặng và rất khó phục hồi. Vì thế hãy nhận biết sớm để có cách xử lý hiệu quả loét xương cụt lành nhanh- an toàn.

 Loét xương cụt- các bước chăm sóc

Loét xương cụt là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân nằm liệt, không vận động được.
  • Vệ sinh vết loét xương cụt: tại bề mặt vết loét sẽ có thể tồn tại nhiều bụi bẩn/ mảnh da chết/ mô hoại tử/ dịch mủ viêm… Những yếu tố này sẽ gây cản trở và giảm hiệu quả của các bước chăm sóc nên cần chú ý loại bỏ:

Với vết loét nhẹ: dịch mủ và lớp mô chết không có quá nhiều, bằng khăn ướt có thể dễ dàng lau sạch.

Vết loét nặng và ăn sâu, chảy ra nhiều dịch mủ viêm làm gây nhiều khó khăn cho việc chăm sóc.Nặng hơn, khi vết loét đã bị hoại tử nặng đi kèm với các biểu hiện như: mảng thịt đen, chảy mủ vàng, có mùi hôi/ thối… Vết loét tại giai đoạn này người nhà không nên tự xử lý mà cần sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế.

  • Làm sạch vết loét xương cụt với dung dịch sát khuẩn

Bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vết loét xương cụt chính là sát khuẩn. Khi vết loét sạch khuẩn- không nhiễm trùng sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ những tổn thương ăn sâu và lan rộng ra cơ thể. Khi vết thương không bị ảnh hưởng bởi viêm nhiễm thì quá trình lành thương được diễn ra tự nhiên, nhanh chóng. Ngoài ra, dung dịch sát khuẩn còn cho tác dụng hiệu quả trong làm sạch, khử mùi hôi khó chịu tại vết loét.

Cách làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn: lựa chọn loại dung dịch sát khuẩn phù hợp với tình trạng vết loét. Hàng ngày lau/ rửa vết loét với dung dịch và tùy thuộc vào vết loét xương cụt để có số lần vệ sinh phù hợp.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho loét xương cụt

Do đặc thù của vết loét đang chảy mủ/ chảy dịch là cần được làm sạch, giữ khô thoáng thường xuyên. Tuy thế, khi vết loét có trạng thái khô se miệng thì việc dưỡng ẩm lại cần được quan tâm. Theo kết quả một số nghiên cứu y học, kho có độ ẩm phù hợp sẽ kích thích làm vết loét lành nhanh hơn. Chính vì vậy, sau bước sát khuẩn thì vết loét khô se miệng cần được thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày (loại kem sử dụng theo chỉ định của bác sĩ).

  • Băng vết loét xương cụt

Vết loét được băng  là bước làm cần thiết, quan trọng để ngăn cản các dị vật từ bên ngoài xâm nhập, đồng thời bảo vệ vết loét tránh ma sát với quần áo/ chăn màn. Khi băng vết loét, hãy chú ý 1 số điều sau:

–  Lựa chọn loại băng gạc phù hợp như băng hydrocolloid.

– Không nên băng quá chặt để hạn chế gây ảnh hưởng tới việc lưu thông máu và người bệnh sẽ không bị đau.

– Thay băng ít nhất 1 lần/ ngày hoặc 4-6h/ lần hay ngay sau khi người bệnh đi tiểu/ đại tiện để đảm bảo việc theo dõi và chăm sóc vết loét xương cụt.

Khi thấy vết loét nhẹ / đã khô se thì không cần thiết phải băng lại mà hãy giữ thông thoáng sẽ tốt hơn để cho vết loét hồi phục theo tự nhiên hơn.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc loét xương cụt

Loét xương cụt cần được chăm sóc cẩn thận vật dụng chuyên dụng để hỗ trợ.
  • Giảm áp lực tỳ đè lại vết loét xương cụt 

Thủ phạm chính gây ra loét xương cùng cụt ở người bệnh chính là áp lực tỳ đè. Vì thế, việc loại bỏ áp lực tỳ đè là cách trị loét xương cụt hiệu quả từ phần nguyên nhân.

Khi loét xương cụt, người bệnh sẽ không thể nằm ngửa mà chỉ có thể nằm sấp/ nằm nghiêng. Các tư thế nằm này cũng cần được thay đổi sau 2 giờ để ngăn ngừa nguy cơ loét tỳ đè cho các vùng da xung quanh còn lại.

Hỗ trợ giảm áp lực tì đè hiệu quả thì người bệnh có thể sử dụng kết hợp vật dụng hỗ trợ như: đệm khí/ đệm hơi… hay là các loại giường di chuyển tự động (nếu có điều kiện).

  • Tăng cường lưu thông máu cho vùng loét xương cụt

Máu chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng, vận chuyển các “nguyên liệu” tới vùng da bị loét để chữa lành. Tuy thế, với người bệnh nằm thì liệt việc lưu thông máu sẽ bị gián đoạn bởi nhiều yếu tố như: áp lực tỳ đè, bệnh lý mắc kèm như đái tháo đường, suy tim, xơ vữa động mạch…

Để có thể khắc phục tình trạng này, người bệnh cần được tăng cường hỗ trợ lưu thông máu bằng các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng. Khi làm, người chăm sóc/ người nhà cần lưu ý thao tác đều tay, không sử dụng lực quá mạnh.

  • Không tự ý bôi, rắc thuốc bột lên vết loét xương cụt 

Rắc thuốc bột là sai lầm nghiêm trọng khiến nhiều vết loét chuyển sang giai đoạn nặng. Do tính chất vón cục và đóng mảng ngay khi được tiếp xúc với dịch/ mủ, thuốc bột sẽ  không thấm sâu được vào vị trí loét để làm sạch, sát khuẩn. Cùng với lớp thuốc bột này, các vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở và hình thành những ổ viêm sẽ ăn sâu xuống tới các lớp cơ/ mỡ dưới da.

  • Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp cho vết loét xương cụt 

Oxy già/ cồn và những dung dịch sát khuẩn có thành phần chứa cồn thường được sử dụng rộng rãi  trong y tế. Tuy vậy, với vết loét xương cụt, đây lại là những cái tên “cấm kỵ”. Nó không chỉ gây xót trong khi sử dụng mà cồn và oxy già sẽ làm tổn thương các mô hạt, ảnh hưởng quá trự tiếp tới trình hồi phục tự nhiên cho vết loét.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *