Loét tỳ đè có mấy giai đoạn

Loét tỳ đè có mấy giai đoạn là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Đây là một trong những biến chứng khó có thể tránh với những bệnh nhân bị liệt, nằm lâu, khó/ không thể vận động gây ra nhiều đau đớn, tổn thất về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân và gia đình. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà loét tỳ đè sẽ được chia làm 4 giai đoạn.

Loét tỳ đè có mấy giai đoạn- Phân loại 

phòng ngừa loét tì đè
Loét tỳ đè có mấy giai đoạn ? sẽ có 4 giai đoạn phát triển của vết loét

Loét tỳ đè được được phân ra thành các cấp độ khác nhau dựa trên sự đánh giá mức độ tổn thương của các mô. Theo như hội đồng quốc gia về vết loét tại Hoa Kì năm 1989 đưa ra, loét tỳ đè phân chia thành 4 giai đoạn khác nhau

  • Loét độ I: Vùng da bị tỳ đè nổi lên những vết rộp màu hồng nhạt (dấu hiệu cảnh báo trước của loét tỳ đè sẽ xuất hiện).
  • Loét độ 2: Tổn thương một phần chiều dày lớp da bao gồm phần thượng bì và lớp đáy (vết loét nông nhìn như là vết trầy hay phồng rộp).
  • Loét độ 3: đã thấy tổn thương chiều dày hoàn toàn, bề dày và các tổ chức dưới da đã bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Loét độ 4: toàn bộ lớp da đã hoại tử có khi giới hạn, có khi đã lan rộng đến cả vùng cơ- xương- khớp.

Loét tỳ đè có mấy giai đoạn- Xử lý theo từng giai đoạn 

Theo như thống kê, loét tỳ đè độ 2 và 2 có thể được chữa lành nếu như phát hiện sớm, biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách. Với vết loét độ 3 và 4 cần tiến hành can thiệp ngoại khoa, cắt gọi đi vùng thịt và xương đã bị hoại tử sau đó sẽ đóng kín lại vết loét.

chăm sóc bệnh nhân loét tỳ đè
Với vết loét ở độ 1 và 2 nếu phát hiện sớm và chăm sóc đúng có khả năng lành lại rất cao

Xử lý và điều trị vết loét tỳ đè cấp độ 1 và 2

Vết loét có thể được chữa lành nếu như phát hiện sớm, chăm sóc đúng cách mà không cần đến việc phẫu thuật hay can thiệp từ bác sĩ. Quá trình liền vết thương diễn ra chậm là do sự bội nhiễm, hoặc vi khuẩn tiêu diệt tế bào dẫn tới tình trạng bị loét, thậm chí nặng có thể là hoại tử. Bởi lý do đó nên điều trước tiên, quan trọng cần phải làm là rửa sạch vết loét:

  • Sử dụng gạc vô trùng vệ sinh, lau chùi nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ dịch mô- mủ hay là các chất thải hình thành nên trong chuyển hóa, tế bào chết, tế bào hoại tử vì chúng sẽ gây nên cản trở quá trình vết thương làm lành. Chấm nhẹ nhàng để làm sạch, không gây thêm tổn thương cho vết loét.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để tiến hành rửa sạch vết loét (chú ý không nên sử dụng những dung dịch kháng khuẩn mạnh như ô xy già vì nó có thể gây phá hủy các tế bào bình thường khác).
  • Băng để bảo vệ vết loét: hiện nay, bạn có thể sử dụng băng vết thương để bảo vệ vết loét giúp ngăn quá trình thấm nước, ngăn ngừa vi khuẩn, hỗ trợ cho vết loét lành nhanh. Qua trình vệ sinh và thay băng nên tiến hành ít nhất 1 lần/ ngày hoặc thi thấy băng bị bẩn/ ướt, khi băng chú ý không nên băng quá chặt tay để giúp máu tuần hoàn được tốt hơn.
  • Hàng ngày nên xoa bóp xung quanh ở vết loét để giúp cải thiện tuần hoàn khu vực đang bị tổn thương.

Xử lý và điều trị vết loét ở cấp độ 3 và 4

loét tỳ đè vùng cùng cụt
Loét tỳ đè có mấy giai đoạn ? Ở giai đoạn 3 và 4 cần can thiệp ngoại khoa để xử lý
  • Ở cấp độ sau cùng 3 và 4, khi đã có những tổn thương sâu và xuất hiện hoại tử, việc can thiệp ngoại khoa là điều cần thiết. Cần phải cắt bỏ những chỗ có da lột và có mô hoại tử, việc cắt lọc này nhằm mục đích để loại bỏ đi các tổ chức hoại tử và đang bị nhiễm khuẩn, việc này có thể thực hiện cắt gọt ngay tại giường hay tại phòng mổ.

Khi cắt gọt sẽ làm rộng vết loét ở một khoảng cho phép, nhưng nó lại làm giảm đi độ tập trung vi khuẩn ở tại vết thương và giúp mô hoại tử được loại bỏ, việc cắt lọc này sẽ làm đẩy nhanh hơn quá trình liền thương và giúp giảm đi nguy cơ nhiễm trùng lan rộng vì những tổ chức hoại tử này sẽ rất dễ nhiễm khuẩn và đây sẽ là nguyên nhân gây ra viêm tế bào, tổn thương sẽ ăn sâu hơn vào trong xương.

  • Biện pháp ghép da có thể được bác sĩ chỉ định để sử dụng, tuy vậy cũng chỉ áp dụng được trong khoảng 30% trường hợp, thường là ở những tổn thương vùng khu trú và nông
  • Một số những phương pháp khác như là: sử dụng các vạt da cân, vạt da cơ để giúp che phủ các ổ loét có diện tích rộng. Ưu điểm của các vạt da cơ là cung cấp một lượng lớn tổ chức có nguồn cấp máu nuôi tốt, mang tính chất tổ chức ổn định, giảm mức tối thiểu những biến đổi chức năng ở vùng da kế cận.
  • Biện pháp tốt nhất để tránh được những vết loét hình thành và biện pháp can thiệp ngoại khoa với những bệnh nhân bị liệt, nằm lâu, khó/ không thể vận động đó là dự phòng và xử lý vết loét khi ở những dấu hiệu đầu tiên.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *