Loét tì đè là gì? Cách nhận biết phòng ngừa và chăm sóc vết loét

Loét tỳ đè chính là các vết loét hình thành trên những vùng da cơ thể của các bệnh nhân nằm lâu, liệt hay ít vận động. Những vết loét do tỳ đè nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ khiến cho bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao do nhiễm trùng và hoại tử.

Vết loét tỳ đè là gì?

Loét tỳ đè được định nghĩa như sau : đó là những tổn thương gây nên do hậu quả của sự đè ép liên tục khiến các mô bị tổn thương do bị đè ép , chính sự đè ép quá lâu lên các mô và hệ thống collagen của mạch bạch huyết và mao mạch sẽ làm bít tắc dịch kẽ và dòng máu , gây neenhieenj tượng thiếu máu, đau nhức, tạo mảng cục của mô bị chết và cuối cùng là sẽ bị hoại tử .

Nguyên nhân và hậu quả hàng đầu của những vết loét tỳ đè là sẽ kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân, tăng chi phí điều trị và thời gian chăm sóc của người nhà

Những vị trí thường xảy vết loét tỳ đè ?

Vị trí loét tỳ đè hay gặp là ở gót chân,vùng xuơng cùng, bả vai ,khuỷu, sau gáy, tai, mắt cá chân, mặt ngoài đùi,… Trong đó thì 80% các vết loét xảy ra  gót chân hay vùng xương cùng .

Vết loét khởi đầu khi có những áp lực đủ lớn tỳ đè vào vùng da, đặc biệt là những vùng da sát xương và những áp lực này thường lớn hơn áp lực mao mạch bình thường (32mmHg) nên gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa và hoại tử các tế bào xung quanh.

Quá trình này ban đầu có khả năng sẽ tự bù trừ bằng sự giãn mạch chủ động và máu tươi được tăng cường tại chỗ . Trong trường hợp lực tỳ đè lên đến 70mmHg thì những tổn thương tổ chức sẽ không hồi phục lại được như ban đầu.

Nếu như những biến chứng loét xuất hiện sớm thì tình trạng nặng sẽ tiến triển khá nhanh và đường kính vết loét có thể là vài cm đến 20-25cm và sẽ tới sâu đện tận xương cùng .Đây chính là giai đoạn cơ thể bị suy kiệt, tâm lý bi quan và chán nản của bệnh nhân kéo theo đó là cả người thân và  bác sĩ.

 Bệnh nhân nào có thể bị loét tỳ đè ?

  •  Viêm nhiễm ở tủy tại hai chi dưới, do tủy bị chèn ép nên u tủy, lưng gây liệt tủy hay bị gãy cột sống cổ…
  •  Do nằm lâu vì gãy cổ xương đùi,  tai biến mạch não dẫn đến suy kiệt .
Bệnh nhân cần được chăm sóc thường xuyên nơi những vết loét

Các nguyên nhân gây nên loét tỳ đè

Những nguyên nhân chính gây nên các vết loét tỳ đè là do bị tỳ đè. Trước tiên sẽ là hiện tượng giãn mạch xuất hiện ở các vùng xung quanh vết tổn thương. Với hiện tượng này bệnh nhân không nên lo lắng quá vì có thể hồi phục khi loại bỏ những nguyên nhân tỳ đè, chèn ép. Nếu trong trường hợp nguyên nhân của các vết tỳ đè không bị loại bỏ thì tổn thương tổ chức sẽ không thể hồi phục lại được và sẽ dẫn đến các thương tổn tổ chức tại chỗ ngay phía dưới nơi bị tỳ đè của bệnh nhân .

  • Lực tỳ đè tại chỗ hình thành do bệnh nhân nằm quá lâu một chỗ, không được thay đổi tư thế liên tục gây tỳ đè kéo dài có áp lực cao hơn áp lực mao mạch (32mm Hg) dẫn đến tình trạng thiếu máu tổ chức và sẽ chết tế bào. Khi đó các tổ chức phần mềm bị chèn ép trong một thời gian dài giữa hai bình diện là bề ngoài tiếp xúc; gường, xe lăn, ghế… và sương sát da .
  • Do da bị quá ẩm, người bệnh nặng, quá trình chăm sóc khó. Môi trường sinh hoạt bẩn do phân hay nước tiểu không được vệ sinh .
  •  Bị viêm nhiễm và rối loạn tại chỗ.
  •  Thần kinh giao cảm bị rối loạn ,bệnh nhân mất chi phối thần kinh và mất trương lực mạch máu
  • Do sự chăm sóc của người thân ko chu đáo, kĩ lưỡng sẽ làm tăng nhanh loét ở những đối tượng là : suy kiệt, thiếu vitamin hay người già
  • Một số yếu tố khác góp phần hình thành thiếu máu tổ chức như: Tiếp xúc với môi trường ẩm ướt nhiều, khả năng vận động bị mất, tổ chức che phủ bị tổn thương
Khuyến khích bênh nhân nên nằm trên gường đệm hơi

 Loét tỳ đè – những cách phòng ngừa

  • Người nhà, hay người chăm sóc cần thường xuyên xoay trở người bệnh 30 phút hoặc 1 giờ một lần, không nên để bệnh nhân nằm quá lâu ở một vị trí, một tư thế.
  • Cần phải thường xuyên giữ khô ráo nơi phần da tiếp xúc , hãy lau khô với nước muối sinh lý pha loãng bằng khăn sạch  tại những vùng loét bị ướt do dính nước tiểu hay phân.
  • Ăn uống khoa học đủ chất: nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất sơ, ăn ít các thực phẩm nhiều đạm để đảm bảo cho bệnh nhân trong quá sinh sinh hoạt, đi vệ sinh được dễ dàng.
  • Nếu có điều kiện người bên nên nằm giường có đặt vật liệu chống loét như là : nệm hơi, gường xoay hay nệm nước.
  • Thường xuyên quan sát và khi thấy những vùng nghi ngờ loét  nguwoif nhà hoặc người chăm sóc cần thông báo ngay cho các cán bộ y tế, nhân viên y tế để có những biện pháp thăm khám và điều chỉnh sớm nhất, tránh để lâu sẽ khiến việc điều trị phục hồi của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn rất nhiều

Vết loét tỳ đè sẽ thường xuyên gặp phải ở những bệnh nhận nằm lâu một chỗ trong thời gian dài. Để điều trị loét tỳ đè lành hoàn toàn không hề đơn giản bởi cần rất nhiều sự nỗ lực của bệnh nhân và hỗ trợ từ người nhà . Những lưu ý dưới đây của bài viết sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích về nguyên nhân các triệu chứng hay cách phòng ngừa và điều trị loét tỳ đè tới bệnh nhận và người nhà để an tâm trong quá trình điều trị và hồi phục.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *