Vết thương khó lành có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta có thể bị thương bởi rất nhiều những lý do khác nhau, chỉ từ một vết cắt nhỏ khi cạo râu hay bỏng khi nấu ăn/ làm việc nhà cho đến vết thương lớn như phẫu thuật. Mối quan tâm lớn nhất đó là làm thế nào để chấm dứt tình trạng vết thương khó lành.
Contents
Vết thương khó lành- quá trình liến thương
Chấm dứt tình trạng vết thương khó lành thì quá trình liền thương sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản sau đây:
- Giai đoạn I: đây là giai đoạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn tiến vào bên trong vết thương.
- Giai đoạn II: là giai đoạn hình thành các mô hạt để làm đầy vết thương.
- Giai đoạn III: là giai đoạn tái tạo lại lớp biểu bì, đây là giai đoạn cuối cùng để vết thương hoàn toàn lành lặn.
Các yếu tố tác động khiến vết thương khó lành và tạo sẹo
- Bản chất của vết thương: vết thương nông thường dễ lành và sẽ có ít khả năng để lại sẹo hơn so với vết thương sâu.
- Mức độ tổn thương cũng là một nguyên nhân khiến vết thương khó lành. Thực tế, nếu vết thương bị bầm dập nhiều sẽ có nhiều nguy cao bị nhiễm trùng hơn so với vết thương bị tổn thương ít, với vết thương nặng có thể gây mưng mủ, thời gian lành lâu và để lại sẹo xấu là rất cao.
- Xử lý vết thương: xử lý ban đầu kịp thời, đúng cách là một điều kiện rất quan trọng giúp lành vết thương nhanh hơn, hạn chế được tình trạng nhiễm trùng vết thương hay mưng mủ kéo dài.
Các yếu tố góp phần làm vết thương khó lành
- Chế độ ăn/uống không đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất đạm, kẽm, vitamin, selen và các khoáng chất thiết yếu. Đây chính là yếu tố có thể thay đổi được và loại bỏ nguyên nhân khiến vết thương khó lành ở người bệnh.
- Người lớn tuổi thường có quá trình vết thương khó lành hay chậm hơn so với người trẻ tuổi. Đây là yếu tố được xem là không thay đổi được.
- Người mắc bệnh nên tiểu đường.
- Người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch- corticoid
- Người bệnh đang thực hiện quá trình hóa trị liệu ung thư…
Làm gì khi vết thương khó lành
- Giảm căng thẳng, stress
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho rằng stress có thể khiến vết thương khó lành ở bệnh nhân sau phẫu thuật, thậm chí khi bị stress bệnh nhân có thể phải nằm viện lâu hơn. Bệnh nhân hãy cố gắng thả lỏng, thư giãn và tập luyện để kiểm soát, giải tỏa stress, giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Tăng cường bổ sung vitamin C
Hấp thu vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic sẽ giúp vết thương liền nhanh hơn. Các loại rau, củ, quả giàu Vitamin C như: ớt chuông, bắp cải, súp lơ xanh, nước cam và chanh… nên được thêm vào chế độ ăn hàng ngày của người đang có vết thương chưa lành.
- Bổ sung thêm kẽm
Kẽm được xem là một yếu tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cơ thể con người bị thiếu kẽm sẽ làm cho vết thương khó lành hơn bình thường. Vì thế, việc bổ sung kẽm qua đường uống thì bác sĩ cho rằng bôi oxit kẽm tại chỗ sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn bình thường.
- Chế độ ăn giàu protein
Cơ thể vẫn đang tiếp tục phục hồi sau khi phẫu thuật, nên rất cần cung cấp một chế độ ăn đầy đủ, giàu protein để vết thương nhanh lành. Lượng axit amin nạp vào cơ thể hàng ngày có ảnh hưởng nhiều đến việc vết thương khó lành và hoạt động miễn dịch. Mục tiêu phải nạp vào khoảng từ 20 đến 30g protein mỗi bữa ăn chính và từ khoảng 10 đến 15g protein vào mỗi bữa ăn nhẹ.
- Thông qua chế độ ăn uống bổ sung vitamin K
Quá trình đông máu chính là giai đoạn đầu tiên quan trọng trong quá trình liền thương, có “thrombin” là một yếu tố chính thúc đẩy quá trình này. Vitamin K và canxi là những chất giúp sản sinh ra thrombin. Vì thế vitamin K đóng một vai rất hữu dụng cho quá trình đông máu diễn ra bình thường. Vitamin K có thể được bổ sung thông qua thực phẩm bao gồm: các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải xanh, bông cải trắng, nho, cải bắp, bơ, kiwi…
- Bổ sung tăng cường vitamin A cho cơ thể
Vitamin A sẽ kích thích sự tổng hợp collagen đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Nguồn cung cấp vitamin A dồi dào là từ các loại rau, củ có lá màu xanh đậm, rau màu vàng hoặc cam, các
- Tăng cường bổ sung vitamin A cho cơ thể
Vitamin A kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Nguồn cung cấp vitamin A dồi dào là từ các loại rau có lá màu xanh đậm, rau màu vàng hoặc cam, các loại trái cây, các sản phẩm từ sữa và gan động vật.
Vết thương khó lành- thực phẩm nên kiêng
Từ lâu một số quan niệm cho rằng trong thời gian vết thương đang bị nhiễm trùng – mưng mủ/ lành sẹo, bệnh nhân không nên: ăn tôm, cá biển, cua, thịt bò, rau muống… do lo lắng vết thương sẽ tấy lên, chảy nước và hình thành mủ nhiều hơn.
Nhưng trên thực tế, khi vết thương đang bị nhiễm trùng – mưng mủ/ chưa liền, người bệnh chỉ nên kiêng một số loại thực phẩm mà cơ địa của bệnh nhân khi ăn vào sẽ gây dị ứng: ngứa , sưng tay, chân, sưng mí mắt, nổi mề đay, hay khó thở / lên cơn hen suyễn).