Kiến thức về cách khâu vết thương cơ bản nên nắm được

Cách khâu vết thương là bước cực kỳ quan trọng, cần đến độ chính xác cao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ và tình trạng vết thương thì sẽ có các mũi khâu khác nhau.

Mục đích của việc khâu vết thương

Khâu vết thương là việc cần thiết đối với những vết thương lớn

 

Vết thương được định nghĩa đây là sự mất đi liên tục của một phần cơ thể do bị tổn thương gây nên. Da / các cơ quan đã bị rách- cắt- đâm thủng tạo thành những vết thương hở.

Khâu vết thương chính là thao tác dùng chỉ phẫu thuật để áp hai mép của vết thương lại với nhau. Đây sẽ thường là bước thực hiện cuối cùng của một ca mổ, khâu chỉ cũng là kỹ thuật quan trọng nhất, ít tốn kém và sẽ được sử dụng nhiều nhất trong quá trình đóng lại vết mổ.

Mục đích của thủ thuật khâu vết thương là để đóng miệng của vết thương bị hở rộng không có khả năng tự hồi phục. Mũi khâu sẽ giúp cho các vết thương sát lại với nhau, thúc đẩy quá trình liền da / lành vết thương nhanh hơn. Đồng thời sẽ ngăn chặn lại sự nhiễm trùng và những biến chứng khác do vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào trong cơ thể. Cùng với đó, việc đóng lại miệng vết thương bằng chỉ khâu sẽ giúp ngăn ngừa / giảm hình thành sẹo sau khi vết thương đã lành.

Cách khâu vết thương- Nguyên tắc 

  • Trước khi tiến hành khâu, cần phải đảm bảo rằng bệnh nhân đã được gây tê/ mê trước đó. Vết thương không còn các dị vật lạ và những mô hoại tử bên trong vết thương.
  • Hai bờ mép của da phải được ráp đúng, khép kín lại với nhau, không được chênh nhau, da không bị quặp vào bên trong hay bị lộn ra ngoài, không được quá căng.
  • Khâu vết thương đúng theo từng lớp giải phẫu từ: cân – cơ – mô dưới da và da tương ứng với nhau. Chú ý không được để “khoảng chết” ở bên dưới của đường khâu.
  • Sau khi khâu xong, hai mép của vết khâu không được so le nhau, không nên để bên thừa bên thiếu. cho vết thương.
  • Cần đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn trước- trong và sau khi khâu.

Cách khâu vết thương- Một số yêu cầu 

Dù cho có nhiều sự khác biệt hay thay đổi trong kỹ thuật khâu cũng như chất liệu của chỉ khâu. Khi khâu vết thương luôn cần đạt được một số những yêu cầu sau:

– Các khoảng chết cần đóng kín

– Có thể chịu được lực căng tốt

– Hai mép của vết thương phải bằng mặt và khít lại với nhau

– Cầm máu được và ngăn ngừa được hiện tượng nhiễm trùng.

Mua gạc chăm sóc vết thương: Gạc Tiên Tiến HETIS

Cách khâu vết thương cơ bản trong phẫu thuật

chăm sóc vết mổ sau cắt chỉ
Cách khâu vết thương sẽ phụ thuộc vào tình trạng thực tế vết thương

Việc chọn lựa những phương pháp và mũi khâu khâu cho vết thương sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: hình dáng, độ dày, vị trí giải phẫu, mức độ căng của hai mép, yêu cầu về tính thẩm mỹ của vết thương…

Mũi khâu rời (Interrupted sutures)

Đây là loại mũi khâu được áp dụng và sử dụng phổ biến nhất. Sau mỗi một mũi khâu, chỉ sẽ được buộc lại và cắt. Khoảng cách các mũi khâu sẽ cách nhau từ 1 đến 1.5 cm hoặc gần nhau hơn trong khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Việc thực hiện mũi khâu rời sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng lại chắc chắn. Trong một số trường hợp nếu một trong các mũi khâu bị đứt thì các mũi còn lại sẽ vẫn còn đủ khả năng để giữ vết thương được chắc.

Lưu ý: 

– Mũi khâu cần phải “cắn” đều ở hai phía của vết thương

– Kim khâu sẽ bắt đầu đi vào bề mặt da ở góc 90 độ và đi ra khỏi bề mặt da cũng sẽ như thế.

– Sử nên dụng chỉ không tiêu/ không tan để khâu. Nên chọn thời điểm cắt chỉ phù hợp giúp cho vết mổ để đảm bảo rằng vết thương đã lành và hạn chế để lại sẹo xấu.

Mũi khâu liên tục (Continuous sutures)

Còn được gọi là khâu vắt, tức là sau mỗi mũi khâu đầu tiên ở một mép của vết mổ, phẫu thuật viên sẽ tiến hành cột chỉ nhưng lại không cắt; ở các mũi khâu tiếp theo sẽ được thực hiện liên tục đến phần mép còn lại của vết mổ. Ở đường cuối cùng khi khâu thì bác sĩ sẽ cột chỉ lại một lần nữa để kết thúc và đóng lại vết mổ.

  • Ưu điểm của mũi khâu liên tục chính là thời gian khâu nhanh và lực ép sẽ được phân bổ đều dọc theo đường vết khâu.
  • Nhược điểm là hai mép của da ít bằng mặt hơn và sẹo xấu sẽ để lại hơn những mũi khâu khác, nguy cơ bị tuột chỉ cao. Khi tiến hành khâu vắt, vết thương phải khô và không có xuất huyết tụ dịch mới tiến hành khâu được.

Mũi khâu đệm dọc (Vertical mattress suture)

Hay còn được gọi là mũi khâu Blair – Donati. khi có sự căng giữa hai mép vết thương- đây là mũi khâu được chọn lựa . Với mũi khâu này, hai mép của da sẽ bằng mặt hơn nhưng sẽ tốn nhiều thời gian so với mũi khâu khác.

Mũi khâu đệm ngang (Horizontal mattress suture)

Sau khâu vết thương cần chăm sóc để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo xấu

Tạo ra được lực hỗ trợ phân bố đều ở trên vết thương. Dù vậy với mũi khâu đệm nằm ngang, ở hai mép vết thương sẽ không có xu hướng được áp sát vào nhau.

Mũi khâu này được áp dụng, thích hợp với những trường hợp khó ráp ở hai mép vết mổ chính xác với nhau như khâu da với người lớn tuổi, ở vùng da nhão/ trùng, mũi khâu đệm nằm ngang còn được dùng để khâu vết thương ở gan, có tác dụng cầm máu ở mặt cắt gan, không xé rách những nhu mô gan.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *