Tỷ lệ đẻ mổ ở nước ta hiện không ngừng gia tăng bởi phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm cho cả mẹ và bé. Tuy vậy việc phẫu thuật không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Trong một vài trường hợp sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ, vậy các mẹ đã biết kiểm tra vết mổ sau sinh chưa? Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ đang gặp vấn đề?
Contents
- 1 Kiểm tra vết mổ sau sinh- dấu hiệu bất thường
- 2 Cách xử lý những bất thường ở vết mổ đẻ
- 2.1 Kiểm tra vết mổ sau sinh để nhanh lành.
- 2.1.1 Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
- 2.1.2 Chế độ vận động
- 2.1.3 Kiểm tra vết mổ sau sinh và chăm sóc.
- 2.1.4 Kiểm tra vết mổ sau sinh cho mẹ có cơ địa sẹo lồi:
- 2.1.5 Kiểm tra vết mổ sau sinh thường xuyên
- 2.1.6 Sau kì vượt cạn thành công ( tuần đầu tiên) thì các sản phụ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ hàng ngày cho mẹ. Nếu một số trường hợp cần thiết sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh/ giảm đau hay co hồi tử cung để tránh bị nhiễm trùng vết mổ để hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác.
- 2.1.7 Kiểm tra vết mổ sau sinh và không nên băng quá kin vết mổ bằng bông băng, hãy tạo điều kiện tốt nhất để vết mổ để khô tự nhiên, hãy để hở và thoáng sẽ làm cho vết mổ nhanh lành hơn.
- 2.1 Kiểm tra vết mổ sau sinh để nhanh lành.
Kiểm tra vết mổ sau sinh- dấu hiệu bất thường
Kiểm tra vết mổ sau sinh nếu có những dấu hiệu bất thường sau, hãy chú ý và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Bị đau tức, sưng đỏ hoặc tụ dịch máu, có dịch mủ tại vết mổ
- Thấy vết mổ bị hở, phần thịt bên trong có thể nhìn thấy, bị sốt cao > 38 – 40 độ.
- Bị sưng tấy, cảm giác nóng tại vết mổ đẻ.
- Vùng bụng dưới bị tức đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương cứng và đau.
- Sản dịch sau sinh có mùi hôi hơn so với bình thường.
- Vết mổ bị chảy mủ, bị hở, có mùi hôi từ dịch tiết ra.
- Nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ đẻ sẽ cao hơn với các mẹ mắc bệnh tiểu đường, triệu chứng khi bị nhiễm trùng là: tấy đỏ, tiết dịch có mùi hôi, vết mổ lâu/ khó liền sẹo.
Cách xử lý những bất thường ở vết mổ đẻ
- Sử dụng các loại băng vô trùng để vết mổ được bảo vệ từ 24 đến 48 giờ sau phẫu thuật. Không nên dùng băng này khi đã bị ướt hay khi đi tắm.
- Kiểm tra vết mổ sau sinh, đắp với gạc ẩm vô trùng và dùng băng vô trùng để che phủ khi vết mổ bị hở.
- Phải áp dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng các loại băng vô trùng để thay băng vết thương hàng ngày.
- Khi thay băng phải rửa tay sạch sẽ cả trước và sau lúc tiến hành.
- Sản phụ và người nhà cần tìm hiểu về những cách chăm sóc và kiểm tra vể mổ sau sinh để nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ.
- Kiểm tra vết mổ sau sinh nếu thấy có dấu hiệu bị nhiễm trùng, cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục nhanh nhất.
Kiểm tra vết mổ sau sinh để nhanh lành.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Để hạn chế việc dạ dày phải hoạt động mạnh, những ngày đầu sau sinh mổ không nên sử dụng những thực phẩm khó tiêu như: cơm, phở… mà nên uống nước lọc pha ấm, ăn cháo trắng loãng (đến khi xì hơi được).
Bổ sung tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, chất đạm, và các mẹ cũng nên uống nhiều nước ấm để có đủ sữa cho con cũng như đủ độ ẩm cho da để da được căng mịn, hồng hào.
Chế độ vận động
Các mẹ cần vận động nhẹ nhàng ,nghỉ ngơi sau sinh hợp lý nhất có thể. Sau khi sinh mổ cơ thể thường sẽ yếu, nên phải dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để sức khỏe được hồi phục sớm nhất. Không nên nằm thẳng mà hãy nằm nghiêng hẳn sang một bên để tránh những cơn co thắt và cơn đau tử cung , như thế cũng khiến các mẹ tránh bị nôn.
Tùy vào thể trạng cảu mỗi mẹ khi cảm thấy đỡ mệt thì hãy dậy đi lại, vận độngnhẹ nhàng ( quanh giường, quanh phòng ngủ…) để các cơ được hoạt động, hạn chế tình trạng bị dính ruột…
Kiểm tra vết mổ sau sinh và chăm sóc.
Kiểm tra vết mổ sau sinh cho mẹ có cơ địa sẹo lồi:
- hàng ngày nên vệ sinh sạch sẽ vết mổ bằng dung dịch betadine, thường xuyên thay băng để tránh bị nhiễm trùng từ 4-6h/ lần.
- Nên để vết mổ cho khô thoáng trong khoảng 3 ngày đầu.
Kiểm tra vết mổ sau sinh thường xuyên
Sau kì vượt cạn thành công ( tuần đầu tiên) thì các sản phụ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ hàng ngày cho mẹ. Nếu một số trường hợp cần thiết sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh/ giảm đau hay co hồi tử cung để tránh bị nhiễm trùng vết mổ để hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác.
Sang tuần thứ 2 sau sinh vết mổ sẽ được các bác sĩ sẽ kiểm tra và cắt chỉ (trường hợp dùng chỉ tự tiêu sẽ bỏ qua). Lau người sạch sẽ bằng nước ấm hàng ngày, nhớ là không ngâm mình trong nước quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến vết mổ. Nên lau người sạch sẽ sau khi tắm, xung quanh vết phải được thấm khô, hay là có thể sử dụng dung dịch Povidine 10%, betadin giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng.
Kiểm tra vết mổ sau sinh và không nên băng quá kin vết mổ bằng bông băng, hãy tạo điều kiện tốt nhất để vết mổ để khô tự nhiên, hãy để hở và thoáng sẽ làm cho vết mổ nhanh lành hơn.
Nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin như: vitamin A, B,C để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ. Thực phẩm giàu vitamin K và các yếu tố vi lượng giúp tạo máu và nhanh lành vết thương cũng được khuyến khích sử dụng. Bổ sung đầy đủ thức ăn có chứa protein để giảm tình trạng thiếu máu, giúp làm liền sẹo. Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng chomẹ từ trước đến nay. Không ăn các loại thực phẩm sau: rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp, thịt gà… để tránh gây sẹo lồi và ngứa cho vết mổ. Dùng bông tăm để thao kem bôi lên vùng da vết mổ, không nên dùng tay. Kiểm tra vết mổ sau sinh là việc các mẹ nên thường xuyên tực hiện mỗi ngày sau những lần thay băng, vệ sinh cơ thể.
Đối với các chị em mổ đẻ, cần phải chú ý nhiều hơn trong vấn đề chăm sóc, vệ sinh cơ thể cũng như trong sinh hoạt và lựa chọn thực phẩm tốt để hồi phục sức khỏe sớm. Kiểm tra vết mổ sau sinh và khi có những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Mua Gạc Tiên Tiến HETIS ở Shopee: Tại đây