Ở nước ta vì xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến nên bỏng bô xe máy rất hay gặp. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, có thể xử lý tại nhà nếu vết thương nhẹ . Với các trường hợp bị chấn thương nặng, cần phải tiến hành chữa vết bỏng bô xe máy sớm, thăm khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị, tránh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Contents
Phân biệt các mức độ bỏng
Một thông tin có thể bạn chưa biết, bô xe (hay bộ giảm thanh) khi xe chạy có thể đạt tới là 500 độ C và đốt cháy da chỉ mất một giây, gây ra những vết thương rất sâu và nghiêm trọng. Hằng ngày xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu. Tuy vậy, dù cho có cẩn thận đến đâu thì người chạy xe vẫn có thể bị bỏng từ xe của mình hay xe của người khác. Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng cho vết thương và để lại sẹo, khi bị bỏng bô xe máy việc đầu tiên là sơ cứu, chữa vết bỏng bô xe máy.
Bước đầu tiên trong chữa vết bỏng bô xe máy là xác định phân độ bỏng. Cách hiệu quả, chính xác nhất để xác định loại bỏng chính là đánh giá mức độ tổn thương do chấn thương gây ra (lớp da bị bỏng). Khi càng nhiều lớp da bị tổn thương thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Bỏng độ 1
Bỏng độ 1 chỉ làm tổn thương trên lớp da đầu tiên, một ví dụ của bỏng cấp độ 1 là bỏng nắng thông thường.
Một số triệu chứng phổ biến nhận biết bỏng độ 1 là: vùng da bị ảnh hưởng bị tấy đỏ, sưng và đau nhẹ, trong từ 2 đến 3 ngày vết bỏng sẽ lành lại.
- Bỏng độ 2
Ở mức độ này sẽ làm tổn thương đến cả lớp da thứ nhất và thứ hai.
Một số triệu chứng phổ biến để nhận biết bỏng độ 2 sẽ tương tự như bỏng độ 1 nhưng có thể nổi mụn nước, đau dữ dội hơn. Thời gian phục hồi cho vết bỏng bỏng độ 2 là từ 2 đến 3 tuần.
- Bỏng độ 3
Độ 3 là mức độ bỏng nguy hiểm nhất, gây tổn thương đến tất cả các lớp từ da – cơ – xương. Nguyên nhân những vết bỏng này là do tiếp xúc trực tiếp với vật nóng, ngọn lửa và nước sôi với sự khác biệt là mức độ tiếp xúc mạnh hơn, thời gian lâu hơn so với bỏng ở độ 2.
Một số triệu chứng phổ biến nhận biết bỏng độ 3 là: da bị cháy đen hoặc chuyển sang màu trắng / vàng, da sần sùi, sưng nhiều và không đau do bị tổn thương cả mô lẫn các đầu của các dây thần kinh. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, sau bỏng độ 3 quá trình hồi phục có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài năm.
Chữa vết bỏng bô xe máy không để lại sẹo
Chữa vết bỏng bô xe máy độ 1 và độ 2 mức nhẹ
Chữa vết bỏng bô xe máy: tiến hành rửa vùng da bị ảnh hưởng với nước mát (không được dùng nước lạnh/ đã viên) vì sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân và vùng bị ảnh hưởng tổn thương thêm. Do vậy, chỉ nên ngâm vùng da bị ảnh hưởng trong nước mát từ 15- 20 phút cho đến khi cảm giác rát mất đi.
Tiếp đó, bằng một miếng gạc vô trùng/ băng quấn che khu vực này để tránh tác động từ bên ngoài tác động vào vết bỏng và giúp giảm đau cho vết thương. Chữa vết bỏng bô xe máy đảm bảo rằng miếng băng/ gạc vừa khít với khu vực này, không nên băng quấn quá chặt vì sẽ có thể gây thêm tổn thương cho da.
Chữa vết bỏng bô xe máy độ 2 nghiêm trọng
- Nếu như vết bỏng độ 2 gây ra những vết phồng rộp và bao phủ một vùng lớn đáng kể trên da thì cần phải điều trị thêm ngoài việc sơ cứu cơ bản để chăm sóc đúng cách cho vùng bị bỏng, loại bỏ được nguy cơ để lại sẹo sau này.
- Nếu thấy vết bỏng xuất hiện mụn nước, thao tác với các bước như trên, hãy giữ cho miếng gạc lỏng hơn một chút, để ngăn mụn nước bị vỡ ra.
- Không nên cố ý làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào đã hình thành trên bề mặt vết bỏng bởi có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng, đau đớn nhiều hơn, hình thành sẹo tăng lên.
- Nếu như vết bỏng độ 2 mà nghiêm trọng đã có hình thành mụn nước và bị loét ra thì nên xử trí như vết bỏng độ 3.
Chữa vết bỏng bô xe máy đối với bỏng độ 3
- Người bị nạn cần nhận được sự trợ giúp y tế ngay lập tức và vận chuyển ngay đến trung tâm y tế gần nhất.
- Không nên cố ý cởi bỏ quần áo/ phụ kiện / vật liệu khác ra khỏi khu vực bị bỏng trong bất kỳ trường hợp nào, bởi có thể gây ra thêm thiệt hại trên vết thương.
- Không nên rửa vết bỏng trong nước mát hay nước lạnh vì có thể sẽ gây ra hạ thân nhiệt hoặc sốc cho bệnh nhân.
- Chữa vết bỏng bô xe máy ở mức độ này tốt nhất chỉ tiến hành băng khu vực vùng da bị ảnh hưởng bằng băng sạch, ẩm và mát . Không nên đè lên băng mà chỉ phủ nhẹ bên trên bề mặt của vết thương.
- Nên nâng cao vùng da bị ảnh hưởng để giúp làm giảm sưng hơn nữa, tốt nhất là trên 30 độ mức của trái tim.
- Với trường hợp nếu không thể nhận được sự hỗ trợ y tế trong vòng 24 giờ hay lâu hơn, cách ngày hãy băng lại vùng bị bỏng với băng sạch, mát và ẩm. Đảm bảo là hãy làm ẩm băng cũ trước khi thay ra nhằm hạn chế thêm các tổn thương trên vết thương.