Vết loét cùng cụt phát triển nhiều, nhanh nhất ở bệnh nhân nằm liệt. Hiện nay trong y học đã có rất nhiều tiến bộ nhưng điều trị loét vùng cùng cụt do tỳ đè vẫn gặp rất khó khăn, cần sự kết hợp của nhiều chuyên khoa từ bác sỹ, bệnh nhân và người nhà. Bởi vậy, để chăm sóc hiệu quả vết loét vùng cùng cụt, bệnh nhân cần thực hiện nghiêm túc các bước theo chỉ dẫn.
Contents
Chăm sóc vết loét cùng cụt- Nguyên tắc
Xác định mức độ vết loét
Cũng giống như hầu hết những vết loét khác, tại nơi vết loét cùng cụt cũng sẽ trải qua 4 giai đoạn của bệnh như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: tại những vùng da bị tỳ đè da còn nguyên vẹn và sẽ nổi lên một số vết rộp màu hồng. Người chăm sóc khi sờ vào vùng da này sẽ nhận thấy khác so với những vùng da xung quanh: có thể mềm hơn hay săn chắc hơn , ấm / mát hơn.Nếu hỏi trực tiếp bệnh nhân mà cảm thấy đau thì đây chính là dấu hiệu báo trước của loét tỳ đè.
- Giai đoạn thứ hai: vùng da bị tổn thương đã bị mất đi lớp da bên ngoài và có dấu hiệu sưng đỏ, mụn nước xuất hiện nhiều. Các vết loét khô, nông, phồng rộp nhưng hoại tử thì chưa bị.
- Giai đoạn thứ ba: những tổ chức dưới da đã bắt đầu bị tổn thương. Đã bị lộ mô mỡ dưới da, có thể nhìn thấy. Đồng thời có một số lớp mô đã hoại tử ở phần đáy vết loét.
- Giai đoạn thứ tư : là những vết tỳ đè nặng nhất, tại vùng da bị tỳ đè đã mất đi lớp mô toàn bộ da dưới da, đã làm lộ rõ cơ- xương- gân cơ hay dây chằng, các tổ chức hoại tử xuất hiện có màu vàng đục hay đã khô đen thậm chí có thể xuất hiện đường hầm hoặc lỗ rò.
Với vết loét cùng cụt ở giai đoạn 1 và 2 nếu phát hiện, điều trị sớm có thể điều trị khỏi, nhưng vết loét đã ở giai đoạn 3 và 4 thì bắt nuộc phải can thiệp y khoa thì việc điều trị mới có kết quả.
Chăm sóc vết loét cùng cụt hiệu quả
- Xoa bóp, massage thường xuyên cho bệnh nhân tối thiểu từ 3 đến 4 lần/ mỗi ngày, quan tâm nhất đến những vùng da bị tỳ đè, dễ bị loét. Nếu những vùng da này đã có dấu hiệu bị phồng/ cứng, cần cố gắng gữi không để cho nốt phồng bị vỡ đề phòng tình trạng nhiễm trùng.
- Vùng đang bị loét giảm áp lực tì đè lên bằng cách: Thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân 2h/ lần. Hỗ trợ giúp bệnh nhân vận động bị động hoặc chủ động. Tối đa tận dụng những công cụ hỗ trợ như: giường/ ghế đặc biệt để giảm áp lực tỳ đè cho những vết loét cùng cụt.
- Kết hợp điều trị tại chỗ với điều trị toàn thân: cùng với việc chăm sóc vết loét tốt, người bệnh cũng cần được bổ sung đầy đủ về dinh dưỡng, đảm bảo lượng calories, protein từ1 đến 2g / kg / ngày, các vitamin- khoáng chất- điện giải, các ổ nhiễm trùng chăm sóc trên thân thể tại những vị trí khác, cần đảm bảo không thiếu máu, giảm đau đớn, vệ sinh sạch sẽ ổ loét và những mô xung quanh như: các nguồn lây nhiễm, tiểu/ đại tiện không tự chủ, sạch sẽ vệ sinh hàng ngày,…
- Loại bỏ tổ chức mủ- hoại tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền sẹo được xảy ra tự nhiên. Có thể dùng các dung dịch có chứa enzyme làm tan lớp collagen và những mô hoại tử hay dung dịch pha loãng povidone iodine, Natri clorid 0,9%, acetic acid 0,5%.
- Vết loét vùng cùng cụt nên sử dụng thêm kháng sinh khi nhận thấy vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng (theo hướng dẫn của bác sĩ). Đối với các vết loét cùng cụt giai đoạn nặng, đã bị họa tử, cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành điều trị nhằm loại bỏ các tổ chức hoại tử và tiến hành đóng kín vết loét (nếu có thể).
Các bước vệ sinh vết loét cùng cụt
Chăm sóc vết loét cùng cụt cần xem xét và phụ thuộc vào độ sâu của vết loét. Các bước làm sạch cũng như băng bó vết thương bao gồm như sau:
Bước 1: Vệ sinh vết loét cùng cụt
- Sử dụng gạc đã thấm nước muối sinh lý 0,9% lau sạch phần chứa dịch- mủ và những mô chết tại vết loét.
- Nếu thấy vết loét cùng cụt đã ăn sâu, chảy ra nhiều dịch mủ viêm , xuất hiện mùi hôi/ thối, cần đưa bệnh nhân đến gặp nhân viên y tế để chăm sóc, bởi vết loét đã chuyển sang qua giai đoạn nặng.
Bước 2: Làm sạch vết loét cùng cụt với dung dịch sát khuẩn
- Việc sát khuẩn vết loét cùng cụt sẽ hạn chế nhiễm trùng, giảm thiểu tối đa nguy cơ tổn thương sẽ lan rộng và ăn sâu đồng thời khử mùi khó chịu tại nơi vết loét. Từ đó, quá trình lành thương sẽ được đẩy nhanh hơn.
- Căn cứ vào thực trạng tình trạng của vết loét, để lựa chọn những dung dịch sát khuẩn phù hợp nhất. Bởi vì có rất nhiều sản phẩm sát khuẩn như: cồn/ oxy già… có tác dụng rất mạnh, sẽ gây xót – đau và tổn thương mô, làm cho vết loét cùng cụt chậm lành, thậm chí sẽ bị tổn thương nặng hơn (như với povidon iod 10%,chỉ cần pha theo tỉ lệ 1/10 để dùng).
Bước 3: Thoa kem dưỡng ẩm
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ có tác dụng giúp da tạo ra màng kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm, dịu da, dưỡng ẩm cũng như kích thích tái tạo lớp tế bào da mới, ngăn ngừa hình thành sẹo hiệu quả.
Bước 4: Băng vết loét cùng cụt
- Với vết loét nhẹ hay đã thấy khô- se vết thương thì không cần thiết phải băng bó. Giữ vết loét thông thoáng để thúc đẩy quá trình hồi phục được diễn ra tự nhiên và nhanh hơn.
- Với các vết loét cùng cụt rộng, cần sử dụng băng bó với băng hydrocoloid hay là gạc mỡ để giúp nhanh lành vết loét hơn, hạn chế tối da sự va chạm/ cọ xát.
- Khi tiến hành không băng quá chặt sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông máu, cho người bệnh thêm đau đớn.
- Cần thay băng ít nhất là 1 lần /ngày nhằm đảm bảo việc vệ sinh cũng như theo dõi sự tiến triển vết loét cùng cụt.