Hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè ở từng giai đoạn

Loét tỳ đè được xem là biến chứng không thể tránh khỏi với những bệnh nhân liệt, nằm lâu, khó/ không thể vận động. Loét tỳ đè mang đến những tổn thất về thể chất và tinh thần cho người bệnh mà đồng thời còn ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình bệnh nhân. Thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè cho bạn để hỗ trợ người thân hiệu quả nhất.

Phân loại các giai đoạn của loét tỳ đè

loét tỳ đè
Hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè, năm rõ các giai đoạn của vết loét

Loét tỳ đè sẽ được phân ra thành những cấp độ khác nhau dựa trên đánh giá về mức độ tổn thương ở mô. Loét tỳ đè có 4 độ khác nhau, theo như hội đồng Quốc gia về vết loét tại Hoa Kì đưa ra vào năm 1989,

  • Độ 1: vùng da tỳ đè nổi lên, có những vết rộp màu hồng (dấu hiệu cảnh báo trước của loét tỳ đè).
  • Độ 2: Tổn thương nhưng không hoàn toàn chiều dày lớp da bao gồm phần: thượng bì và lớp đáy (loét nông nhìn như là vết trầy hay như là vết phồng rộp).
  • Độ 3: Tổn thương hoàn toàn về chiều dày, bề dày của lớp da, các tổ chức ở dưới da đã bị tổn thương.
  • Độ 4: Hoại tử toàn bộ lớp da, có khi giới hạn, có khi đã lan rộng đến cả vùng cơ- xương- khớp.

Với những vết loét tỳ đè độ 1 và 2 có thể chữa lành được nếu như biết cách xử lý và thực hiện đúng hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè hàng ngày. Còn loét ở độ 3 và 4 thì cần sự can thiệp ngoại khoa, cắt gọt đi vùng thịt và xương đã bị hoại tử sau đó mới tiến hành đóng kín được vết loét.

Hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè

Hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè độ 1 và 2

Vết loét có thể được chữa lành nếu như quá trình chăm sóc, vệ sinh vết loét đúng cách mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật hay sự can thiệp của bác sĩ. Quá trình vết thương liền chậm là do sự bội nhiễm, các vi khuẩn hình thành và đi đến để tiêu diệt các tế bào nên dẫn tới loét, có thể là hoại tử. Vì vậy, điều trước tiên cần phải thực hiện là rửa sạch vết loét

  • Sử dụng gạc vô trùng lau nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ dịch các mô, mủ, những chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa, tế bào chết, tế bào hoại tử vì chúng sẽ gây cản trở tới quá trình làm lành vết thương. Động tác thực hiện: chấm nhẹ để làm sạch để không gây tổn thương thêm cho vết loét.
  • Hãy sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch vết loét (chú ý tuyệt đối không được sử dụng các dung dịch kháng khuẩn vì nó có thể sẽ phá hủy các tế bào bình thường khác).
  • Băng, bảo vệ vết loét: Hiện nay, bạn có thể sử dụng những loại băng gạc vết thương tiến tiến để hỗ trợ cho vết thương được liền nhanh, không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh
  • Hàng ngày xoa bóp xung quanh vết loét để giúp cải thiện tuần hoàn khu vực đang bị tổn thương.

Hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè độ 3 và 4

Vết loét giai đoạn 3 và 4 cần đến sự can thiệp ngoại khoa để xử lý
  • Với 2 cấp độ sau cùng, khi đã xuất hiện những tổn thương sâu và hoại tử, thì việc can thiệp ngoại khoa là điều cần thiết. Cần phải cắt bỏ đi những phần có da lột và các mô hoại tử, việc cắt lọc này nhằm loại bỏ đi các tổ chức hoại tử bị nhiễm khuẩn, có thể thực hiện việc cắt gọt ngay tại giường/ tại phòng mổ.

Khi tiến hành cắt gọt sẽ làm rộng vết loét với một khoảng cho phép, nhưng nó lại làm giảm độ tập trung vi khuẩn với vết thương và loại bỏ đi các mô hoại tử. Việc cắt lọc này sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình liền thương cũng như giảm thiểu đi nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, bởi vì các tổ chức khi đã hoại tử rất dễ nhiễm khuẩn và đây là nguyên nhân để gây ra những viêm tế bào, tổn thương ăn sâu hơn vào trong  xương.

  • Biện pháp ghép da có thể được chỉ định để thực hiện, tuy vậy cũng chỉ áp dụng được với khoảng 30% các trường hợp, thường là với những tổn thương nông và khu trú.
  • Một số các phương pháp khác như là: sử dụng các vạt da cơ, vạt da cân để che phủ đi các ổ loét rộng. Ưu điểm của những vạt da cơ này là cung cấp một lượng lớn các tổ chức có nguồn cấp máu nuôi tốt, tính chất tổ chức ổn định, giảm đến mức tối đa những biến đổi chức năng những vùng kế cận.
  • Cách hiệu quả nhất để tránh được những vết loét, biện pháp can thiệp ngoại khoa với những bệnh nhân bị liệt, nằm lâu chính là dự phòng, xử lý vết loét ở những cấp độ và dấu hiệu đầu tiên khi mới hình thành.

Việc hướng dẫn vệ sinh vết loét tỳ đè cho người nhà đế hàng ngày chăm sóc , vệ sinh vết loét cho bệnh nhân là hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình lành thương đang diễn ra

Xử trí các biến chứng

Có hai biến chứng thường hay gặp nhất đó là vết thương không lành và nhiễm trùng. Đối với các vết thương sạch không lành được, cần phải đánh giá lại tình trạng toàn bộ của bệnh nhân và điều trị trong 2 tuần thử tại chỗ bằng một loại kháng sinh phổ rộng.

Với những bệnh nhân cần phải phẫu thuật, có thể phải xem xét đến việc phẫu thuật để điều trị cho những vết thương không lành. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân thích hợp khi có những biến chứng như là: nhiễm trùng mô mềm, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm xương tủy.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *