Hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường rất quan trọng nếu không sẽ rất dễ bị biến chứng là loét bàn chân hay cắt cụt chi. Người bệnh đái tháo đường một khi đã bị tổn thương loét bàn chân thì nguy cơ cắt cụt chi cao > 10 đến 15 lần so với người bình thường. Nhưng, đa số các tổn thương này đều có thể phòng ngừa được nếu người bệnh đái tháo đường biết cách chăm sóc để biến chứng loét tiểu đường.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường- nguyên nhân.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường là việc quan trong để bảo khỏi những viêm nhiễm và hoại tử
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên: có thể xảy ra ở đa số người bệnh đái tháo đường nào, biến chứng này làm hạ thấp khả năng cảm nhận cảm giác ở bàn chân như: đau/ lạnh/ nóng, người bệnh sẽ không thể cảm nhận được bàn chân của mình đã bị tổn thương khi có vết xước/ vết cắt. Một khi chân sưng to lên/ nhiễm trùng nặng sẽ làm cho việc điều trị gặp khó khăn hơn.
  • Chăm sóc bàn chân đái tháo đường không tốt sẽ bị loét thường gặp ở vị trí đầu các xương bàn chân/ gót chân/ ngón chân cái hay các vết chai giữa các ngón chân.
  • Tổn thương mạch máu: người bị tiểu đường thường dễ bị thêm bệnh xơ vữa động mạch- các mạch máu bị hẹp/  tắc, bàn chân sẽ bị giảm lượng máu cung cấp đến. Vì thế sẽ khiến cho việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường trở lên khó khăn và thời gian cũng lâu hơn.
  • Nhiễm trùng: khả năng bị nhiễm trùng của người bệnh tiểu đường sẽ hơn so với người bình thường bởi lượng đường trong máu cao khiến vi khuẩn phát triển nhanh. Lượng máu đi đến bàn chân kém khiến các vết thương lâu lành hơn. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng và việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường khó khăn hơn. Khi nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu thì khả năng cắt cụt chi là rất cao.
  • Chai chân thường là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, có thể dẫn đến viêm loét bàn chân tiểu đường. Nếu vết chai này màu đỏ,  gây đau hay da chân đổi màu và tiết dịch có mùi hôi …thường là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường. Chăm sóc bàn chân đái tháo đường ở thời điểm mới này cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường

  • Dùng thuốc kháng sinh: sử dụng thuốc hạ đường huyếtBác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh đường uống/  kem bôi tại chỗ chứa thành phần kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và giúp việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường nhanh lành hơn.
  • Kiểm tra chân/ tay hàng ngày:

Hàng ngày tự kiểm tra từ trên -> dưới bàn chân. Có thể nhờ người thân nhìn giúp những vết loét bàn chân tiểu đường nếu bản thân không nhìn thấy rõ. Chăm sóc bàn chân đái tháo đường tốt và khám định kì thường xuyên bởi bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật mắt cá chân và bàn chân có thể giảm nguy cơ cắt cụt chi từ 45 đến 85%.

Khuyên bạn hãy nên chọn một thời điểm cố định trong ngày để không quên kiểm tra, sử dụng nơi có ánh sáng tốt cùng với một chiếc gương để dễ quan sát vết loét và chăm sóc bàn chân đái tháo đường.

Cần kiểm tra cả những kẽ chân/ kẽ móng xem có vết xước, vết rộp, vết chai sạn… Vùng da nào bị căng, khô nứt,nóng/ đỏ khi sờ bất cứ vùng nào của bàn chân đều phải được kiểm tra. Sự phát triển của móng chân có dấu hiệu bất thường hay móng quặp vào trong cúng không được bỏ qua.

  • Vệ sinh sạch sẽ bàn chân
Chăm sóc bàn chân đái tháo đường luôn để chân được khô, thoáng sau khi vệ sinh.

Sử dụng nước ấm ((khoảng 37 độ C là tốt nhất) và xà phòng nhẹ để rửa chân mỗi ngày-> Khử trùng và rửa vết thương bằng nước muối sinh lý/ povidon iod tối thiểu 2 lần/ ngày, chú ý lau nhẹ nhàng, thật khô sau đó, không được cọ xát mạnh ( không được sử dụng oxy già trừ khi có chỉ định của bác sỹ).

Sau vết thương được vệ sinh sạch sẽ, dùng bông gạc vô trùng có chứa thành phần canxi alginate/  bạc sulphadiazine để băng bó lại vết thương ( không nên băng quá chặt). Nếu da quá khô có thể sử dụng kem dưỡng ẩm vùng gót chân ( không thoa vào các kẽ chân).

Nếu trong chăm sóc bàn chân đái tháo đường phát hiện vết loét có dấu hiệu chảy máu, có mủ hãy nhiễm trùng hoặc đốm đen hoại tử, bệnh nhân cần tái khám để được kê thêm thuốc phù hợp từ bác sĩ. Không tự ý cắt hay lọc bỏ các đốm đen hoại tử nếu chưa được hướng đẫn từ bác sĩ.

  • Chăm sóc bàn chân đái tháo đường với tất và giày

Luôn mang giày/dép để tránh va chạm với các mảnh chai, vật sắc nhọn mà người bệnh không nhìn thấy được. Không nên mang dép xỏ ngón vì sẽ gây biến chứng loét ở giữa ngón cái và ngón thứ hai. Thường xuyên đi tất để gữi ấm bàn chân, nên lựa chọn những loại mềm, co giãn tốt, thay tất sạch mỗi ngày.

Tránh mang giày quá chật với chân vì dễ sẽ gây các vết phồng rộp ở da. Kiểm tra giày trước khi đi tránh có những vật: đá nhỏ, côn trùng, dằm… trong giày mà chúng ta không biết. Không để chân bị ẩm bởi mưa, trong nhà cũng nên đi dép không nên đi chân trần.

Cách chọn giày: nên chọn giày kín gót, mềm mại, thoáng, mũi tròn, không nên sử dụng giày cao gót, cứng, đảm bảo giày rộng hơn so với chân từ 1-1,5 cm.

  • Giữ cho mạch máu được lưu thông dễ dàng.

Nâng cao chân bằng một chiếc ghế khi ngồi, không được ngồi vắt chéo chân quá lâu. Vận động chân hàng ngày bằng cách đi bộ, đạp xe sẽ rất tốt cho việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *