Loét ép là một trong những loại loét hoại tử vì dinh dưỡng kém. Khi vùng da nào đó bị vật cứng tỳ đè vào sẽ dẫn đến tuần hoàn tại chỗ trở nên khó khăn. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc loét ép chuẩn nhất.
Những điều cần biết về loét ép
Dưới đây sẽ là nguyên nhân, vị trí cùng với dấu hiệu của loét ép
Nguyên nhân
Những bệnh nhân gặp các bệnh lý sau đây thường nằm 1 chỗ lâu ở 1 tư thế dễ bị loét tỳ đè:
- Bệnh nhân bị liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống
- Bệnh nhân hôn mê do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não….
- Bệnh nhân sau khi phẫu thuật thần kinh, bó bột chậu lưng chân
- Người thiếu dinh dưỡng nằm lâu ít vận động
Những vị trí dễ bị loét ép
Với những bệnh nhân nằm ở tư thế khác nhau vị trí vết loét sẽ có sự khác nhau
Bệnh nhân nằm ngửa
Những bệnh nhân nằm ngửa thường gặp vấn đề loét ở các vị trí sau:
- Vùng xương cùng
- Vùng chẩm
- Vùng xương bả vai
- Khuỷu tay
- Hai gai chậu sau trên
- Gót chân
- Dưới mông
Bệnh nhân nằm sấp
Những bệnh nhân gặp bệnh lý nào đó mà không nằm ngửa được phải nằm sấp thì vùng xương ức, xương sườn, đầu gối, mu chân sẽ dễ bị loét ép nhất
Bệnh nhân nằm nghiêng
Bệnh nhân nằm nghiêng vùng thường xuyên bị loét ép đó là:
- Mắt cá chân ngoài, vai, một bên ngoài lồng ngực
- Phía ngoài đầu gối bên này hoặc mặt trong đầu gối bên chân kia
- Vùng mấu chuyển lớn xương đùi
Bệnh nhân bị suy hô hấp phải ngồi kéo dài
Các vị trí dễ bị loét ép là:
- Ụ ngồi của xương chậu
- Vai
- Xương cùng
- Vùng Khoeo
- Gót chân
- Bệnh nhân béo phì
- Dưới ngực
- Dưới mông
- Nếp gấp trên da bụng
Dấu hiệu của loét ép
- Ban đầu bệnh nhân có thể đau hoặc không đau ở vị trí tỳ đè
- Da vùng bị tỳ đè đỏ lên do sung huyết sau đó nốt phỏng
- Nốt phỏng vỡ thành vết trợt biểu bì, dưới vết trợt có màu đỏ hoặc xanh rồi đen lại
- Cảm giác và nhiệt độ tại chỗ giảm
- Vết loét tăng nhanh gây hoại tử, khó điều trị do bội nhiễm
Cách dự phòng vết loét ép
NGuyên tắc để máu lưu thông là:
Giữ gìn sạch và khô nhất là vùng da bị tỳ đè có nguy cơ loét ép
Quan sát vùng dễ bị loét
- Lau bằng nước ấm những vùng bị ẩm ướt
- Lau khô lại các vùng đó
Thường xuyên xoa bóp những vùng bị loét ép
- Xoa bóp để kích thích tuần hoàn. Rửa sạch vùng định xoa bóp bằng xà phòng, lau khô.
- Xoa khoảng 15 phút mỗi ngày
- Có thể kết hợp cho bệnh nhân cử động tránh tư thế xấu cho bệnh nhân
Thay đổi tư thế thường xuyên
Thay đổi tư thế bệnh nhân ít nhất 2 lần/giờ. Thay đổi tư thế càng ngày càng tốt. Nằm sấp là biện pháp hiệu quả để giảm sức ép lên khung xương của phần lưng, khi nằm sấp phải bảo đảm đường thông khí không bị cản trở, Ngồi cũng là phương pháp để thay đổi trọng lượng và sức ép cho bệnh nhân
Trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách chăm sóc loét ép. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc tốt nhất vùng loét ép.