Vết thương bỏng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn và hoại tử vô cùng nguy hiểm. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thay băng vết thương bỏng đúng nhất
Một số thông tin về thay băng vết thương bỏng
Việc thay băng vết thương bỏng nhằm mục đích: Làm sạch vết bỏng loại bỏ các dịch ứ đọng bên trong để thúc đẩy vết bỏng nhanh lành. Bên cạnh đó, còn chẩn đoán diện tích cũng như tình hình tại vết bỏng. Có thể sẽ tiến hành cắt lọc hoại tử hoặc chuẩn bị ghép da nếu cần
Việc thay băng vết thương bỏng cần đảm bảo vô khuẩn để hạn chế lây chéo. Chú ý tiến hành một cách nhẹ nhàng chống đau đớn, không làm chảy máu hoặc bong mảnh da ghép. Đối với những vết bỏng nặng diện tích 20-39% cần đảm bảo đủ 4 người thay băng.
Địa điểm thay băng nên là phòng vô khuẩn. Ngoài ra, phải trang bị thêm các thiết bị hồi sức như máy thở, máy hút, monitor để theo dõi người bệnh cùng các dụng cụ và thuốc cấp cứu cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng nên làm công tác tư tưởng cho cả bệnh nhân lẫn người nhà. Đảm bảo không bị lo lắng hồi hộp dẫn đến việc thay băng vết bỏng không thành công.
Cách bước thay băng vết thương bỏng
Để thực hiện thay băng vết thương bỏng bạn nên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tháo bỏ lớp băng cũ và lớp gạc ở bên ngoài
Điều dưỡng đưa người bệnh vào buồng băng để nằm trên bàn hoặc giường thay băng. Bắt đầu tiến hành dùng nỉa kéo để cắt bỏ lớp băng cũ, tháo bỏ lớp gạc phía bên ngoài để lại lớp gạc bên trong. Sau đó dùng nước muối sinh lý vô trùng hoặc thuốc tím pha loãng để làm ẩm lớp gạc trong cùng tránh gây đau đớn cho bệnh nhân
Bước 2: Bóc bỏ lớp gạc trong cùng và làm sạch vết thương
Điều dưỡng chú ý thật nhẹ nhàng để bóc bỏ lớp gạc trong cùng tránh gây chảy máu cùng đau đớn cho người bệnh
Dùng gạc mềm hoặc bông cầu vô khuẩn tẩm dung dịch nước muối để rửa vết bỏng, lấy bỏ giả mạc, dị vật, cắt lọc các hoại tử đang rụng hoặc sót lại sau khi phẫu thuật. Lau rửa theo thứ tự từ sạch đến vẩn, từ vùng đầu mặt rửa trước, vùng bàn chân và tầng sinh môn phía sau cùng
Xử lý vòm nốt bỏng: Đối với các vùng vòm nốt bỏng vẫn còn nguyên vẹn chưa bị nhiễm khuẩn bạn có thể trích rạch cắt thủng nốt bỏng, rồi tháo dịch nốt bỏng ra. Cố gắng giữ lại vòm nốt bỏng, sau đó dùng băng ép lại. Nếu nốt phỏng nhiễm khuẩn thì bạn nên tháo bỏ dịch nốt bỏng rồi cắt bỏ
Trong quá trình thay băng vết thương bỏng nếu vết thương bị chảy máu thì bạn nhớ đắp gạc tẩm nước muối ấm hoặc tẩm dung dịch adrenalin 1/200000
Sau đó bạn hãy rửa lại vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc thấm khô
Bước 3: Sử dụng thuốc tại chỗ vết bỏng
Căn cứ vào tình hình cũng như diễn biến vết thương mà bác sĩ có quyết định sử dụng thuốc điều trị vết bỏng không
Điều dưỡng chuẩn bị các vật liệu thay thế da cùng tại chỗ. Sau khi làm sạch vết bỏng sử dụng thuốc tại chỗ theo cách sau:
Bôi thuốc trực tiếp lên vết bỏng một lớp đủ dày kín hết vùng tổn thương rồi đắp thêm 1 lớp gạc vô trùng bên ngoài. Nên đắp tiếp 1 lớp gạc tẩm vaseline bên ngoài lớp gạc trong cùng. Sau đó đắp vải lớp gạc vô trùng theo kiểu lợp ngói.
Tẩm thuốc vào 1 lớp gạc rồi đắp lên vết bỏng sau cho mép các tấm gạc chồng lên nhau. Nhớ[ đắp thêm 1 lớp tẩm vaseline chồng lên lớp gạc thuốc, theo kiểu lợp ngói
Bước 4: Băng vết thương bỏng
Điều dưỡng ngoài việc băng vết bỏng bằng vải cuộn thì có thể dùng băng lưới. Chú ý không được băng quá chặt làm ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn của người bệnh
Sau khi đã thực hiện xong nhớ đưa người bệnh về giường kiểm tra lại chỉ số hô hấp, mạch, huyết áp của bệnh nhân
Như vậy chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách thay băng vết thương bỏng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc vết bỏng đúng cách và an toàn nhất.