Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể tránh khỏi những trường hợp bị thương. Điều quan trọng là phải biết cách sơ cứu vết thương ngay để tránh nhiễm trùng. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách sơ cứu vết thương hở đúng nhất.
Contents
Tại sao phải sơ cứu vết thương hở kịp thời?
Da là hàng rào bảo vệ cơ thể của con người trước những tác nhân ngoại vi có thể xâm nhập như: vi khuẩn, nấm, virus, bào tử nấm và kí sinh trùng. Khi da bị thương sẽ lập tức tạo thành khoảng trống để các tác nhân bên ngoài xâm nhập.
Chính vì thế tốt nhất bạn nên tìm cách sơ cứu vết thương hở đúng cách để tránh bị nhiễm trùng.
Một số dụng cụ y tế cần có để sơ cứu vết thương hở
Dưới đây bạn cần chuẩn bị những thứ sau để sơ cứu vết thương hở:
- Bông băng gạc y tế: Đây là những loại đã được tiệt trùng sẵn cần thiết trong việc sơ cứu vết thương hở chảy máu. Để cầm màu và vệ sinh băng bó vết thương
- Kẹp băng dính y tế khay giúp cho quá trình sơ cứu diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn
- Dung dịch rửa vết thương sát trùng vết thương
Các bước sơ cứu vết thương hở đúng nhất
Để sơ cứu vết thương hở bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rửa tay
Rửa tay thật sạch trước khi sơ cứu là bước cần thiết nhất song nhiều người lại bỏ qua bước này. Đa số mọi người thường cho rằng chỉ cần rửa bằng nước sạch là đủ rửa trôi vi khuẩn bụi bẩn song thực tế nó vẫn chưa đủ để loại bỏ các vi khuẩn như bào tử nấm, virus….
Bước 2: Cầm máu
Cầm máu giúp ngăn ngừa nguy cơ mất máu và là bước đệm quan trọng để sơ cứu vết thương hở.
Bạn nên dùng 1 miếng băng gạc đặt lên vết thương và ấn chặt để cầm máu
Bước 3: Loại bỏ dị vật tại vết thương
Dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý rửa trực tiếp hoặc thấm vào bông rồi dùng kẹp lau sạch vết thương nhiều lần.
Dùng nhíp gắp hết các mảnh vụn có trong vết thương. Nếu vết thương chứa nhiều dị vật khó lấy ra và mô bị dập hãy dùng oxy già để đẩy chất bẩn ra ngoài nhưng cần hạn chế. Nếu có mảnh da bị trầy nhưng chưa bong thì thao tác nhẹ nhàng để tránh da bị đứt lìa. Nếu tổn thương do dị vật có kích thước lớn đâm sâu vào như dao, kim loại… thì không nên tự ý rút ra. Quấn vải sạch đệm xung quanh dị vật và đợi sự can thiệp của đội ngũ y bác sĩ.
Bước 4: Sát trùng vết thương
Đây được xem là quan trọng nhất để sơ cứu vết thương hở. Bước này giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài có thể xâm nhập qua tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Đồng thời quyết định khả năng phục hồi vết thương sau đó.
Để sát trùng vết thương bạn nên nhỏ hoặc xịt trực tiếp dung dịch sát khuẩn nhiều lần lên vết thương rồi thấm khô. Thấm phần dung dịch sát khuẩn còn lại bằng bông gạc sạch. Nhẹ nhàng đặt lại phần da chưa lìa về vị trí cũ. Điều này có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
Bước 5: băng vết thương
Những vết thương cần phải băng bó là vết thương sâu, chảy nhiều dịch vết thương ở những vị trí cần vận động nhiều và dễ nhiễm khuẩn. Những vết thương nông, nhỏ xây xước nhỏ hoặc không có khả năng nhiễm trùng thì không cần băng bó.
Băng bó có vai trò bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn hạn chế vi khuẩn xâm nhập và góp phần giữ ẩm cho vết thương tuy nhiên không nên lạm dụng nếu không cần thiết vì vết thương sẽ kém thông thoáng.
Cách băng bó vết thương hở tại nhà
- Dùng băng gạc sạch đặt lên vết thương vừa đủ để che phủ
- Dùng băng dính y tế cố định băng
Trước đó hãy bôi một lớp kem ẩm mỏng để vết thương mau lành đồng thời chống dính. Các vết thương nhỏ, xây xước nên tránh bụi bẩn nước chỉ cần dùng urgo cá nhân dán lên mà thôi.
Một số dung dịch sát khuẩn vết thương bạn nên lựa chọn đó là: Nước muối sinh lí 0.9 %, cồn 70 độ, nước oxy già, povidone iod, hoặc dung dịch Dizigone…. Tùy theo vị trí vết thương cũng như mức độ nghiêm trọng mà bạn chọn lựa cho mình một dòng dung dịch phù hợp.
Trên đây chúng tôi vừa mách bạn cách sơ cứu vết thương hở. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được sự yên tâm nhất để tránh vết thương nhiễm trùng.