Hướng dẫn cách điều trị loét bàn chân với bệnh nhân tiểu đường

Điều trị loét bàn chân với người bệnh tiểu đường vô cùng quan trọng. Biến chứng loét bàn chân khi không được điều trị kịp thời sẽ trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp bởi nguy cơ cắt cụt chân để duy trì mạng sống rất cao. Nhưng nếu việc biết cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân do biến chứng tiểu đường phát hiện đúng lúc sẽ làm vết thương lành nhanh, ít nhiễm trùng hay chậm tiến triển thành hoại tử/ đoạn chi.

Tại sao phải điều trị loét bàn chân sớm.

Điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường cần được tiến hành sớm nhằm loại bỏ những nguy cơ nguy hiểm.

Loét bàn chân tiểu đường là biến chứng của hậu quả với 2 quá trình gồm: tổn thương mạch máu tới các chi, tổn thương thần kinh ngoại vi.

Các tế bào thần kinh tại vùng chân bị ảnh hưởng làm cho người bệnh mất đi cảm giác tại cơ quan này, dẫn đến việc sẽ có những vết thương nhỏ nhưng người bệnh không phát hiện ra và không điều trị loét bàn chân kịp thời. Cùng với đó, những tổn thương mạch máu do lượng đường huyết cao cũng làm cho sự tuần hoàn máu về chân suy giảm, kéo theo sẽ là lượng bạch cầu di chuyển về đây bị hạn chế, việc tiêu diệt vi khuẩn của hệ miễn dịch bị hạn chế rất nhiều. Tất cả những yếu tố trên tác động song song làm nhiễm trùng bàn chân tiểu đường phát triển rất nhanh các vết loét. Nếu như không phát hiện từ sớm, điều trị vết loét bàn chân sớm, vết thương để càng lâu thi càng dễ bị nhiễm trùng, hoại tử và kéo dài thời gian điều trị của bệnh nhân.

Cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường.

Chăm sóc vết thương hay điều trị vết loét bàn chân cho người tiểu đường đòi hỏi phải cẩn thận hơn người bình thường. Bởi lý do nếu kiểm soát biến chứng tiểu đường ở chân không tốt có thể khiến vết loét lây lan nhanh chóng lên các vùng trên cơ thể. Từ đó việc điều trị loét bàn chân sẽ gặp nhiều khó khăn và thời gian chăm sóc của người nhà kéo dài. Người bệnh và người nhà cần lưu ý những điều sau đây để việc điều trị loét bàn chân đạt hiệu quả tốt:

  • Vệ sinh vết thương hàng ngày

Người bệnh có thể tự điều trị loét bàn chân nhỏ tại nhà theo hướng dẫn sau:

– Trước tiên, rửa và khử trùng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidon iod mua ở nhà thuốc để loại bỏ tất cả các bụi bẩn, vi khuẩn và mảnh vụn ( nếu không có hãy pha nước đun sôi để nguội với muối loãng để vệ sinh).

– Sử dụng thuốc polyhexa-methylene bigua-nide (PHMB) dạng gel hoặc dung dịch ( theo chỉ định của bác sĩ).

– Sau đó, dùng bông gạc vô trùng có chứa thành phần canxi alginate/ bạc sulpha-diazine để băng bó (lưu ý không băng quá chặt tay).

– Cắt móng chân cẩn thận bằng dụng cụ sạch, cắt bằng, không cắt quá sâu vào hai bên móng tránh làm tổn thương đến phần mô mềm, giữ chân luôn khô ráo, không để chân bị ẩm ướt.

– Luôn luôn mang tất khô sạch, mềm, có giãn tốt không quá bó sát để bảo vệ bàn chân, không nên đi bộ bằng chân trần kể cả trong nhà.

Trong trường hợp vết thương bị chảy máu nhiều, có nhiễm trùng hay xuất hiện những đốm đen hoại tử/ vết thương lâu lành (sau 4 đến 5 ngày chưa khép miệng), người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám để điều trị loét bàn chân cũng như được kê thêm thuốc phù hợp.

Điều trị loét bàn chân nặng ở bệnh nhân tiểu đường cần được sự can thiệp bởi các bác sĩ có chuyên môn để đạt hiệu quả cao.
  • Giảm áp lực lên vết thương

Điều trị loét bàn chân nên hạn chế đi lại và chân cần kê cao khi nằm/ ngồi tại nhà sẽ giúp các vết thương, vết loét ở chân không bị tỳ đè giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn. Việc loại bỏ các mô hoại tử cũng có tác dụng làm giảm áp lực, giúp việc điều trị loét bàn chân và chữa lành vết thương tốt hơn đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Tuy vậy, điều này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để nhận biết phần nào của mô nên được loại bỏ mà lại không gây tổn thương đến những mạch máu hoặc dây thần kinh/ dây chằng.

Ngoài ra, có bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số  thiết bị hỗ trợ đi lại như: nạng, giày dép chuyên dụng để vết thương/ vết loét được giảm áp lực. Người bênh nên được sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng những dụng cụ hỗ trợ này đúng cách.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh

Kiểm soát nhiễm trùng là mối quan tâm hàng đầu trong việc điều trị loét bàn chân với bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh đường uống/ bôi tại chỗ (hoặc cả hai loại) với những bệnh nhân đang có dấu hiệu nhiễm trùng (kể cả với vết thương nhẹ). Việc sử dụng kháng sinh sẽ giúp làm tiêu diệt vi khuẩn cũng như ngăn ngừa sự nhiễm trùng lây lan vào sâu vết thương/ vết loét.

Mộ số triệu chứng nặng khi điều trị loét bàn chân cần chú ý.

Biến chứng chính của vết thương hở chính là nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh cần đi thăm khám ngay nếu xuất hiện một vết thương sâu, chảy máu nhiều/ xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng nặng như:

  • Máu chảy nhiều, khó kiểm soát bằng băng bó thông thường.
  • Xuất hiện mủ xanh, vàng/ nâu kéo theo là mùi hôi/ thối.
  • Sốt > 38°C kéo dài trên 4 giờ.
  • Nổi hạch ở háng/ nách
  • Vết thương/ vết trầy xước lâu không lành

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân > 10 năm (vẫn có thể gặp ở người mới mắc bệnh). Việc điều trị loét bàn chân tiểu đường giai đoạn muộn sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với giai phát hiện sớm. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan,lơ là, cần bảo vệ bàn chân đúng cách, phòng ngừa biến chứng chủ động ngay từ hôm nay để tránh những rủi ro đáng tiếc. Bởi điều trị loét bàn chân với người tiểu đường không phải là chuyên dễ dàng và nhanh chóng.Thường xuyên tập thể dục: đị bộ, đạp xe…sẽ rất tốt trong việc ổn định sức khỏe cho người bệnh.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *