Vị trí xương cụt là vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng loét nhất. Mặc dù hiện tại y học đang rất phát triển song việc điều trị loét xương cụt vẫn là điều khó khăn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết loét xương cụt.
Contents
Một số nguyên tắc trong chăm sóc xương cụt
Trước khi tiến hành chăm sóc xương cụt bạn cần phải xác định mức độ loét. Thường vết loét vùng cụt được chia thành 4 giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn 1: Vùng da có vết rộp hồng tuy còn nguyên vẹn. Khi sờ vào thì người thân có thể cảm nhận nó khác với vùng xung quanh. Săn hoặc mềm hơn, ấm hoặc mát hơn. Trong trường hợp bệnh nhân thấy đau thì đây là dấu hiệu của loét tỳ đè.
- Giai đoạn 2: Vùng da tổn thương mất đi và bị sưng đỏ. Xuất hiện mụn nước, các vết nông khô không bị hoại tử.
- Giai đoạn 3: Các mô dưới da bắt đầu có dấu hiệu tổn thương. Người thường có thể nhìn thấy lớp mỡ dưới da. Một số mô hoại tử ở đáy vết loét
- Giai đoạn 4: Là giai đoạn nặng nhất. Giai đoạn này vùng bị loét sẽ mất toàn bộ lớp mô dưới da, lộ rõ cơ xương, gân hoặc dây chằng….
Đối với giai đoạn 1 và 2 thì có thể chăm sóc rồi tự lành song giai đoạn 3-4 thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật
Người thân nên chú ý chăm sóc massage cho bệnh nhân 3-4 lần/ ngày chú ý nhất vùng da dễ bị loét.
Cần phải kết hợp giữa yếu tố điều trị toàn thân với điều trị tại chỗ. Bệnh nhân nên được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, vệ sinh vết loét cùng mô xung quanh để hạn chế nhiễm trùng, thay quần áo, ga giường….
Giảm áp lực tì đè xương cụt bằng cách thay đổi tư thế 2 giờ mỗi lần. Hoặc có thể giúp bệnh nhân tăng cường vận động. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như giường, ghế….
Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da kích thích tái tạo tế bào mới
Đối với vùng xương cụt loét nhiều và hoại tử cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị.
Các bước chăm sóc vết loét vùng cụt
Dưới đây là cách chăm sóc vết loét vùng cụt dành cho các bạn:
Bước 1: Vệ sinh vết loét xương cụt
Người thân có thể dùng nước muối sinh lý tẩm vào gạc rồi làm sạch mủ và mô chết ở vết loét
Nếu vết loét ăn sâu và đã có mủ đồng thời bốc mùi hôi bạn nên đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ
Bước 2: Làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn
Sát khuẩn là phương pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng. Kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng.
Bạn nên căn cứ vào tình trạng vết loét để lựa chọn loại dung dịch sát khuẩn phù hợp. Không nên dùng cồn đỏ, oxy già vì có thể làm xơ hóa mô hạt mới hình thành
Bước 3: Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm vừa kích thích tái tạo tế bào ngăn ngừa sẹo lại kháng khuẩn và dưỡng ẩm da,
Bước 4: băng vết loét
Nếu vết loét vùng xương cụt là khô thì bạn không cần phải băng mà nên để thoáng vết loét lành tự nhiên
Với vết loét rộng thì bạn cần băng bó để kích thích vết loét nhanh lành
KHông nên băng quá chặt vì nó có thể làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu đồng thời gây đau đớn cho bệnh nhân
Chú ý nên thay băng 1 lần/ngày vừa đảm bảo vệ sinh lại có thể theo dõi được vết loét
Trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết loét xương cụt. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc vết loét an toàn và mau lành nhất