Băng bó vết thương là khâu rất quan trọng bạn có thực hiện được tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về cách băng bó vết thương hở. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách băng vết thương hở đúng cách chuẩn khoa học nhất.
Contents
Băng vết thương hở khi nào?
Giữ vết thương hở luôn sạch là điều vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo vết thương mau lành đồng thời tránh khả năng nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi nào cần băng bó vết thương hở thì không phải ai cũng hiểu.
Băng bó khi nào còn tùy thuộc vào tình trạng vết thương mà bạn đang gặp. Nhiều trường hợp bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vết thương để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.
Dưới đây là 1 số trường hợp bạn cần phải băng bó vết thương:
Vết thương tại khu vực hay bị bẩn
Những vị trí thường xuyên tiếp xúc với bề mặt như chân, tay có khả năng nhiễm bẩn cao. Bụi bẩn từ môi trường lại thường ẩn chứa nhiều mầm bệnh tiềm ẩn xâm nhập qua vị trí tổn thương vào cơ thể. Chính vì thế bạn nên bảo vệ vết thương một cách tối đa để tránh những tác nhân bên ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng 1 số đồ bảo hộ khác như găng tay, giày để hạn chế vết thương với vết bẩn.
Vết thương bị quần áo ma sát
Ở nhiều vị trí da tiếp xúc với quần áo sẽ xảy ra hiện tượng cọ xát. Trong quá trình hoạt động ma sát giữa quần áo với vết thương sẽ sinh ra. Nó có thể làm mòn vùng da đã tổn thương. Từ đó vết thương sẽ bị đau và mở rộng hơn nếu bị cọ sát thường xuyên/ Việc băng bó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ma sát giúp vết thương hồi phục tự nhiên
Vết thương tại bộ phận thường xuyên hoạt động
Vết thương ở những vị trí thường xuyên phải tiếp xúc trong quá trình sinh hoạt và lao động như bàn tay có thể thường lâu hơn các vị trí khác. Việc băng bó giúp tránh tình trạng va chạm ảnh hưởng đến vết thương.
Việc thương chưa đóng vảy
Vảy hình thành trên vết thương là một rào cản đối với các yếu tố bên ngoài nó không chỉ ngăn vi khuẩn xâm nhập mà còn tránh nhiễm trùng cho vết thương. Bên cạnh đó, vảy cũng có thể cản trở sự hình thành tế bào mới làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ để lại sẹo. Sau khi vảy cứng hoàn toàn thực chất vết thương vẫn chưa lành hẳn. Sẽ gây ngứa nhưng tuyệt đối đừng nên gãi. Việc cuốn băng có thể khiến vết thương bị tổn thương. Vết thương dễ bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành. Vì thế chỉ nên quấn băng ở giai đoạn chưa đóng vảy.
Cách băng vết thương hở đúng khoa học
Để thực hiện băng bó vết thương hở nên thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay hoặc đeo găng tay y tế trước khi băng vết thương
- Bước 2: Làm sạch vết thương, sát trùng vết thương dùng kem bôi kháng sinh khi cần
- Bước 3: Đặt 1 miếng gạc hay vải sạch che hết miệng vết thương
- Bước 4: Quấn băng hoặc dùng băng dính để cố định lại miếng gạc
Trong quá trình quấn gạc bạn nên lưu ý không nên băng quá chặt vì nó sẽ cản trở quá trình lưu thông máu đồng thời gây cảm giác khó chịu. Đối với vết thương ở chân hoặc tay hãy kiểm tra khả năng lưu thông máu bằng cách đặt ngón tay hoặc ngón chân luôn ấm và hồng. Trong trường hợp nếu vết thương bị xanh hoặc lạnh thì điều này cho thấy bạn đã quấn băng quá chặt.
Đặc biệt để tránh nhiễm trùng vết thương bạn nên chọn các loại băng gạc vô trùng. Đối với các trường hợp khẩn cấp bạn có thể lựa chọn bất cứ thứ gì đang có như khăn quàng cổ, áo phông, khăn trải giường…
Cách thay băng vết thương hở
Cần thay băng vết thương khi băng bị ướt hoặc bẩn. bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý thay băng vết thương hàng ngày. Thực hiện thay băng theo các bước sau:
- Bước 1: Từ từ nới lỏng băng
- Bước 2: Nhẹ nhàng tháo băng cũ ra rồi để gọn lại
- Bước 3: Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn nếu cần
- Bước 4: Đắp 1 miếng gạc sạch. Sử dụng băng y tế để cố định băng
- Bước 5: Gói băng gạc đã dùng rồi để đúng nơi quy định.
Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc vết thương hở bạn cũng nên chọn đúng loại dung dịch sát khuẩn. Phù hợp với tính chất vết thương, cũng như mức độ tổn thương
Như vậy trên đây chúng tôi vừa mách bạn cách băng vết thương hở chuẩn khoa học. Mong rằng sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình thúc đẩy hồi phục vết thương nhanh và an toàn.