Băng bó vết thương là một trong những kỹ thuật đơn giản bạn có thể thực hiện được. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách thực hiện băng bó vết thương. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn băng vết thương chuẩn khoa học nhất.
Contents
Làm sạch vết thương
Khâu làm sạch vết thương có vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc cầm máu cũng như tránh nhiễm trùng vết thương sau này. Quy trình làm sạch vết thương cần được thực hiện như sau:
Loại bỏ hoặc cắt bỏ quần áo ra khỏi vết thương
Hãy tháo bỏ đồng hồ hoặc cắt bỏ đi lớp quần áo khỏi khu vực bị thương chảy máu trước khi làm sạch và áp dụng cách băng bó vết thương phù hợp. Việc này giúp tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu khi vết thương bị sưng.
Loại bỏ mảnh vụn và làm sạch vết thương
Nếu bạn nhìn thấy các mảnh vụn, bụi bẩn hay các vật thể khác bám trên mặt vết thương thì hãy dùng nhíp đã sát trùng bằng cồn gắp chúng ra. Cẩn trọng đừng nên đẩy nhíp vào quá sâu vì nó sẽ khiến vết thương chảy máu nhiều hơn đó.
Làm sạch vết thương bằng dung dịch nước muối đến khi vết thương không còn bụi bẩn hoặc mảnh vụn. Dung dịch nước muối làm giảm lượng vi khuẩn. bên cạnh đó nếu như không có nước muối thì bạn có thể dùng nước sạch hoặc nước máy xối qua vết thương trong một vài phút. Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng nước nóng hãy dùng nước mát. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thêm xà bông có chất tẩy nhẹ nhưng chú ý rằng xà phòng cũng có thể gây kích ứng mô. Nếu vết thương gần mắt hay cẩn trọng đừng để xà bông dây vào mắt
Đối với vết thương chảy máu
Nếu vết thương chảy máu quá nhiều thì bạn cần cầm máu trước khi băng bó vết thương. Hãy dùng băng vải sạch và khô ấn lực vừa phải vào miệng vết thương. Giữ trong vòng 1 vài phút thông thường vết thương sẽ ngừng chảy máu trong vòng 20 phút nếu rỉ chỉ tối đa 45 phút mà thôi.
Trong trường hợp nếu vết thương nghiêm trọng có thể dùng dây vải buộc chặt miệng vết thương để cầm máu tạm thời trước khi băng bó. Tuy nhiên việc này chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn vì vết thương sẽ bắt đầu bị hoại tử trong vài giờ nếu như không nhận được máu.
Nếu bạn vẫn thấy vết thương chảy máu trong 15-20 phút hoặc người bị thương có các vấn đề liên quan đến cầm máu như máu loãng, máu khó đông thì nên khẩn trương nhờ đến sự giúp đỡ của đội ngũ y tế.
Hướng dẫn băng vết thương đúng cách
Để thực hiện băng vết thương bạn nên thực hiện theo đúng các bước sau:
Bước 1: Tìm băng phù hợp
- Tùy vào tình trạng vết thương bạn nên chọn loại băng gạc có kích thước phù hợp
- Không để tay hay bất cứ đồ vật nào chạm vào miệng vết thương hoặc gạc để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương
- Nếu không có sẵn băng y tế thì bạn có thể thay thế bằng mảnh vải hoặc mảnh quần áo sạch.
Bước 2: Dán băng gạc
- Hãy đảm bảo băng dính y tế tiếp xúc với vùng da lành và không bị trầy xước
- Sau khi dán băng keo hãy phủ kín băng gạc bằng lớp đàn hồi sạch hoặc lớp băng co giãn để băng thêm
- Không nên quấn vết thương quá chặt
- Bảo vệ băng đàn hồi bên ngoài bằng kẹp kim loại hoặc ghim an toàn.
Cách thay băng hàng ngày
Để thay băng hàng ngày bạn nên chú ý:
- Thay băng hàng ngày là 1 cách giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và đẩy nhanh quá trình liền vết thương
- Nếu thấy băng quấn đàn hồi bên ngoài còn sạch và khô bạn có thể tái sử dụng
- Nếu thấy băng gạc bị ướt hãy lập tức thay bỏ
- Nếu thấy vết thương đã đóng vảy và khó tháo băng hãy dùng nước ấm làm mềm vảy để băng dễ bóc ra hơn.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Khi gặp các trường hợp này đừng chần chừ hãy gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Vết thương đau và sưng nhiều
- Chảy dịch mủ vàng hoặc xanh từ miệng vết thương
- Vùng da xung quanh có màu đỏ hoặc ấm nóng
- Cơ thể sốt trên 38.5 độ
- Cơ thể khó chịu mệt mỏi
Trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn băng vết thương đúng cách chuẩn khoa học. Hãy thực hiện nghiêm túc các bước nêu trên để đảm bảo vết thương luôn được an toàn nhé.