Người bệnh nằm liệt lâu ngày ở một tư thế, áp lực đè ép lớn khiến cho người bệnh rất dễ gặp phải nguy cơ loét tỳ đè. Những cơn đau đớn kéo dài bởi các vế loét đã làm suy giảm nghiêm trọng về thể chất của người bệnh, thậm chí nặng hơn là đe dọa đến tính mạng nếu gặp phải những biến chứng nhiễm trùng.
Nguy cơ loét tỳ đè là gì ?
Loét tỳ đè là những tổn thương ở trên da và một phần lớp mô ở dưới da khi trong một thời gian dài phải chịu áp lực đè ép. Chính lực đè ép sẽ gây cản trở quá trình bình thường máu lưu thông, khiến cho các mô không được đủ chất dinh dưỡng và ô xy, là những nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Bởi vậy, những phần da và dưới da bị đè ép sẽ dần dần bị hoại tử, hình thành nên nguy cơ loét tỳ đè cho vết thương.
Nguy cơ loét tỳ đè thường xảy ra ở các vùng da bao phủ đầu xương lồi trên cơ thể. Tùy thuộc vào tư thế nằm/ ngồi của người bệnh, một số vị trí dễ bị loét nhất như là:
- Với những bệnh nhân nằm ngửa: loét ở đầu, khuỷu tay, vai, xương cụt, gót chân
- Với những bệnh nhân nằm nghiêng: loét ở tai, hông, vai, đầu gối, mắt cá chân.
- Với những bệnh nhân ngồi liệt: loét ở bả vai, mông, bàn chân, gót chân.
Những vết loét tỳ đè này có thể phát triển trong nhiều giờ / nhiều ngày. Đa số các vết loét đều có thể phục hồi khi được điều trị sớm và chăm sóc hợp lý, nhưng sẽ có một số trường hợp không bao giờ lành hẳn được. Bởi vậy, việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa nguy cơ loét tỳ đè cũng như phát hiện loét kịp thời sẽ giúp cho quá trình ngăn ngừa những biến chứng nguy hại cho bệnh nhân.
Các bước phòng ngừa nguy cơ loét tỳ đè
- Thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng
Vận động hợp lý sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn và tăng cường quá trình lưu thông máu. Nhờ đó, các tế bào của vùng ngoai vi vẫn đảm bảo được tưới máu để nhằm duy trì hoạt động sống bình thường cho cơ thể.
Việc vận động nhẹ nhàng cho người bệnh không nên chỉ giới hạn ở việc di chuyển từ giường sang tới xe lăn. Với tư thế ngồi, các vết loét vẫn có thể hình thành trên các vùng vai, xương cụt, gót chân, hông nếu như người nhà/ người chăm sóc chậm thay đổi vị trí. Vì vậy, chìa khóa để giúp phòng ngừa nguy cơ loét tỳ đè là phải thường xuyên đa dạng thay đổi các tư thế nằm/ ngồi cho người bệnh.
Với tư thế nằm, nên thường xuyên xoay trở người bệnh sau mỗi 1 đến 2 tiếng/ lần. Khi bệnh nhân ngồi, cần lót đệm mềm ở trên ghế và có phần tựa lưng để làm giảm đi áp lực. Bên cạnh đó, nên dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày để mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng cho bệnh nhân.
- Kiểm tra thường xuyên cơ thể người bệnh để phát hiện dấu hiệu loét tỳ đè sớm
Loét tỳ đè có thể hình thành chỉ sau một hay đến vài giờ ngồi/ nằm yên ở một tư thế nhất định. Nếu trong thời gian dài ngồi làm việc, bạn có thể thấy bị đau nhức/ tấy đỏ ở tại vùng mông. Thì đây chính là biểu hiện/ dấu hiệu của loét tỳ đè giai đoạn 1. Tuy vậy, khả năng tự nhận thức và điều chỉnh tư thế hoạt động cơ thể, nguy cơ loét tỳ đè sẽ không có cơ hội để phát triển thêm và cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
Với người bệnh nằm liệt, thì khả năng này gần như sẽ không còn nên cần sự trợ giúp của người nhà/ người chăm bệnh. Chú ý trong quá trình tắm rửa/ vệ sinh cơ thể / thay quần áo cho người bệnh hàng ngày, cần phải kiểm tra kỹ toàn bộ các vùng da bị đè ép của người bệnh và nên so sánh với những các vùng da khác. Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu bất thường nào như: sưng đỏ, trầy trợt, bầm tím cần xử lý sớm ngay bởi vì nguy cơ loét tỳ đè đã rất rõ ràng.
- Đảm bảo da khô và sạch
Với vùng xương cùng cụt là vị trí phổ biến nhất gây loét tỳ đè của bệnh nhân. Vị trí này tuy không phải ở vào nơi có đầu xương lồi nhọn, nhưng khu vực này lại thường xuyên phải chịu độ ẩm cao do bị thấm ẩm bởi mồ hôi. Không chỉ thế, các chất bài tiết như: phân và nước tiểu của người bệnh sẽ chảy ngược lên cũng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm cho da dễ bị kích ứng. Các điều kiện này kết hợp, nguy cơ loét tỳ đè là rất lớn nếu trong việc vệ sinh cho người bệnh bị chậm trễ.
Để ngăn tình trạng này xảy ra, hãy đảm bảo rằng cơ thể bệnh nhân luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Nếu như bệnh nhân đang đóng bỉm, cần thay bỉm sau mỗi 3 đến 4 tiếng/ lần, hạn chế tối đa để những chất bài tiết lưu giữ quá lâu ở trên da bệnh nhân. Lau rửa /vệ sinh vết loét hàng ngày, nếu gặp khó khăn không thể tắm bình thường thì có thể chuyển sang hình thức tắm khô cho người bệnh.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nhằm giảm áp lực
Với người bệnh nằm liệt phải được nằm trên giường có đệm nước / đệm hơi để giải phóng nguy cơ loét tỳ đè. Tại những vùng có đầu xương lồi ra như: bả vai, vị trí dễ loét như xương cùng cụt, gót chân có thể lót thêm đệm mềm cho người bệnh hay dùng thêm miếng dán bảo vệ.
Cùng với những biện pháp hỗ trợ phổ biến này, đang được nhiều gia đình bệnh nhân sử dụng đó là giường di chuyển. Vật dụng này thiết kế hiện đại có khả năng tự nâng đỡ/ xoay trở người bệnh, giảm thiểu vất vả nếu như chỉ có một người chăm sóc. Tuy vậy, hệ thống giường này cũng chưa thể hoàn toàn tự mình thay có thể đổi tư thế cho bệnh nhân. Vì thế, cách hiệu quả nhất là nên kết hợp cả việc chăm sóc thủ công và sử dụng thêm giường di chuyển.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh
Để đảm bảo cơ thể bệnh nhân có đủ năng lượng cho những hoạt động sống, chế độ ăn uống cần được xây dựng khoa họ, hợp lý đặc biệt là với bệnh nhân có nguy có loét tỳ đè
Bốn nhóm chất không thể thiếu hàng ngày trong bữa ăn của người bệnh gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Để tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, người nhà nên chế biến đồ ăn dưới dạng mềm- lỏng, dễ nuốt. Nếu bệnh nhân khó ăn uống bình thường, đưa thức ăn qua đường ống / hoặc truyền máu/ truyền đạm qua đường tĩnh mạch.
Với những người bệnh có các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường/ xơ vữa động mạch, thì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa nguy cơ loét tỳ đè.