Gạc vết thương– là công cụ hỗ trợ giúp chăm sóc vết thương hiệu quả hơn, y tá hoặc điều dưỡng cần nắm rõ quy trình liền thương và phải bổ sung có kiến thức về các loại gạc trong việc chăm sóc vết thương. Lựa chọn đúng băng gạc và phù hợp với từng giai đoạn của vết thương đóng vai trò cốt yếu trọng trong quá trình lành vết thương, với vết thương mãn tính thì càng quan trọng hơn .
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại băng, gạc vết thương khác nhau được sử dụng trong chăm sóc vết thương và điều trị. Có rất nhiều hình dáng, kích thước băng/ gạc cũng như chức năng thành phần chứa bên trong nhằm phục vụ mục đích của người sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Các loại băng/ gạc được phân phối bởi hãng HETIS rất được ưa chuộng bởi đa dạng về mẫu mã, chủng loại và công năng . Dưới đây là 1 số loại băng/ gạc vết thương được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn sử dụng.
Gạc vết thương phổ biến
Gạc vết thương làm từ các sợi vải không dệt
Dạng gạc vải không dệt được làm từ các sợi tổng hợp như : cotton, polyester hay sợi nhân tạo ép lại với nhau, khả năng thấm hút và hấp thụ tốt hơn loại cấu tạo từ vải dệt. Loại gạc này được dùng cho các vết thương nhỏ, khô, nông và ít dịch. Thay gạc nên sử dụng nước muối sinh lý tưới ướt đẫm gạc trước khi thay thế để không làm tổn thương phần mô do gạc dính bị vào vết thương.
Gạc hydrocolloid
Loại gạc này được nên từ: Gelatin, Polysaccharides, Pectin, hoặc Sodium carboxymethylcellulose và có nhiều dạng khác nhau như: bột, miếng hay gel . Đặc điểm nổi bật của loại gạc này là khi tiếp xúc với vết thương, thành phần trong gạc sẽ tạo gel với dịch của vết thương để duy trì môi trường ẩm phù hợp tốt cho quá trình liền thương đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Gạc Hydrocolloid sử dụng cho các loại vết thương khô, sạch, ít dịch và độ sâu trung bình như vết xước da, các vết thương mãn tính ở giai đoạn đầu lên mô hạt và giai đoạn biểu bì hóa. Gạc hydrocolloid không sử dụng cho các vết thương tiết dịch nhiều dịch như: vết bỏng, vết thương nhiễm trùng, vết thương sâu, dày nhiều đường hầm, ngách.
Gạc Foam (gạc xốp)
Gạc foam đa số được cấu tạo từ Polyurethane ưa nước, khả năng thấm hút và giữ dịch rất cao. Loại này có thể được phủ hoặc tẩm cùng với những vật liệu khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Điều hay loại gạc này là không dính vào vết thương, dễ dàng thay thế loại bỏ mà không gây đau, khó chịu. Gạc xốp thường sử dụng cho những vết thương mãn tính nhiều dịch, có độ sâu vừa phải, các vết thương khô, ít dịch, bỏng độ 3 không sử dụng.
Gạc vết thương chuyên dụng
Gạc dạng gel
Các sợi gel được cấu tạo từ chất Sodium carboxymethycellulose, khả năng giữ, kiểm soát dịch vết thương tốt và loại bỏ các mô nhiễm trùng, hoại tử. Dịch tiết ra từ vết thương khi được thấm hút vào gạc tạo thành một lớp gel để duy trì môi trường ẩm vừa đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hạt phát triển, hỗ trợ quá trình liền thương diễn ra thuận lợi và nhanh hơn. Loại gạc Gel này sử dụng cho cả vết thương cấp và mãn tính, vết loét các vết bỏng,…Người bệnh bị dị ứng với các thành phần của gạc thì không được sử dụng.
Gạc kháng khuẩn
Gạc kháng khuẩn là loại gạc có chứa các chất kháng khuẩn như :bạc, chlorhexidine, iodine, …Đúng như tên loại gạc này có khả năng diệt khuẩn, giảm hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng tốt. Gạc kháng khuẩn sẽ được sử dụng với những vết thương lâu liền, nhiều dịch, nhiễm trùng. Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của gạc thì không nên sử dụng và nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Gạc Hydrogel
Loại gạc hydrogel này giúp giảm đau, duy trì môi trường ẩm thích hợp cho vết thương, làm quá trình tạo hạt và biểu bì hóa được thúc đẩy. Với tính năng trên gạc được sử dụng cho những vết thương ít dịch, bỏng nhẹ, vết thương nhiễm trùng, vết xước,… Vết thương nhiều dịch không nên dùng bởi trong thành phần gạc đã chứa một lượng nước nhất định nên khả năng thấm hút dịch của gạc là không cao.
Gạc collagen
Gạc collagen có nhiều dạng khác nhau như: dạng miếng, gel, bột được chiết xuất từ mô, da của trâu bò, nhím, ngựa, gia cầm hoặc sứa. Loại gạc này thúc đẩy quá trình tích tụ và cấu tạo lại các sợi collagen, mô hạt mới bên trong vết thương, làm quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn. Gạc collagen sử dụng cho các vết thương phẫu thuật, nhiều dịch, mãn tính, vết thương nhiễm trùng, vết thương có đường hầm. Vết thương khô, bỏng độ 3 và những bệnh nhân dị ứng với collagen không nên sử dụng loại gạc này.
Khi nào nên sử dụng gạc vết thương
Khi trong công việc hay cuộc sống bị những trầy xước, va chạm không đáng có . Tùy vào tình trạng vết thương trước tiên bạn hãy vệ sinh, lau rửa vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hay các dung dịch chuyên dụng và lựa chọn các loại gạc vết thương phù hợp.
Với những vết thương có diện tích lớn hoặc rộng, chảy dịch nhiều chúng ta cũng nên vệ sinh, băng lại vết thương và đến cơ sở y tế gần nhất để có sự trợ giúp từ bác sĩ.
Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS