Gạc chitosan là gì? Ứng dựng với những vết thương ra sao

Gạc chitosan là loại gạc xốp cầm máu, được sản xuất từ 100% chitosan tự nhiên với đặc tính là chống viêm cao, kháng khuẩn tốt. Khả năng cầm máu của gạc tức thì, hình thành nên một rào cản cơ học giúp ngăn ngừa quá trình chảy máu ra ngoài khi gạc tiếp xúc với vết thương.

Cấu tạo của gạc chitosan

gạc chitosan
gạc chitosan100% sản xuất từ chitosan tự nhiên từ vỏ của các loài giáp xác như: tôm, cua

Băng gạc được chế tạo từ Chitosan có tác dụng làm liền miệng vết thương hở, hỗ trợ ngăn chặn hiện tượng chảy máu không kiểm soát dễ dàng chỉ trong vòng từ 2 đến 3 phút sau khi sử dụng. Chitosan được xem như 1 lớp màng polymer sinh học hay có trong loài giáp xác như: tôm, cua, thường được áp dụng trong sản xuất dược phẩm, cùng với công dụng tuyệt vời này, lớp màng Chitosan sẽ được dùng để chặn hoàn toàn việc chảy máu cấp tính bằng việc tạo ra 1 lớp màng giúp bảo vệ xung quanh vết thương.

Gạc chitosan không dệt, chứa 100% sợi chitosan. Chitosan chính là hợp chất cao phân tử chứa thành phần glucosamine và N-acetylglucosamine, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như: tôm, cua, có rất nhiều tác dụng đột phá như: cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, kích thích mô tái tạo và biểu mô, thúc đẩy nhanh hơn cho quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh hơn.

Gạc chitosan có khả năng thấm hút dịch rất cao, khi Gạc chitosan tiếp xúc với vết thương sẽ thấm hút dịch để tạo thành màng gel để tránh nó không dính vào vết thương đồng thời duy trì môi trường đủ ẩm cho vết thương.

Đối với những vết thương đang bị chảy máu, gạc sẽ phản ứng với những tế bào máu, gốc cation của chitosan làm nó đông máu, kết dính và tạo thành màng giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu ngay lập tức.

Chitosan sẽ có khả năng thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Các muối chitosan có được từ việc pha trộn giữa chitosan với axit hữu cơ như: axit succinic / lactic sẽ tác dụng với màng tế bào hồng cầu và tiểu cầu làm cho sự hình thành cục máu đông được diễn ra nhanh chóng hơn.

Chitosan có tính chất kháng khuẩn tự nhiên và gần như sẽ không gây dị ứng, các dẫn xuất có trong gạc có khả năng diệt khuẩn/ nấm / ký sinh trùng. Ngoài ra chitosan cũng có tác dụng giảm đau bởi có khả năng ngăn chặn xung động ở các mút tận cùng các dây thần kinh cảm giác bệnh nhân.

Chitosan cũng có thể được kết hợp với một số vật liệu khác thành những composite sử dụng trong y khoa, ví dụ như loại: composite giữa chitosan với hydroxyapatit được các bác sĩ sử dụng để làm chất làm đầy xương sau mổ (post-operation bone filler), hay để sau composite này phân hủy dần khi mô xương mới sẽ được tạo ra.

Tất cả sản phẩm đều được tiệt khuẩn, mỗi miếng gạc được đựng trong từng bao riêng biệt vô trùng.

Khi nào nên dùng gạc chitosan

Gạc chitosan hỗ trợ cầm máu vết thương rất hiệu quả

Gạc chitosan được chỉ định sử dụng thích hợp cho các vết thương cấp tính và mãn tính, lượng dịch tiết  từ trung bình đến nhiều, với các vết thương chảy máu như:

  • Loét do tỳ đè hay loét tĩnh mạch
  • Loét bàn chân do tiểu đường
  • Vết thương có lỗ sâu
  • Vùng cấy ghép da
  • Vết thương sau khi phẫu thuật
  • Vết bỏng ở trên bề mặt/ bỏng nhẹ độ 1 và 2 …

Chống chỉ định:  Gạc chitosan không sử dụng cho những vết thương khô, ít dịch hay vết bỏng từ độ 3.

Cách sử dụng gạc chitosan

Về việc sử dụng gạc chitosan cũng rất dễ dàng, không quá khó khăn trong cách sử dụng để tất cả mọi bệnh nhân đều sử dụng được:

  • Rửa sạch tay với xà phòng
  • Vết thương vệ sinh sạch và những vùng xung quanh bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Sử dụng bông, gạc vô khuẩn lau khô vết thương
  • Lựa chọn gạc phù hợp với từng vị trí, kích thước và hình dáng của vết thương, nên chọn miếng gạc > vết thương từ 2cm trở lên.
  • Lấy miếng gạc cầm máu ra khỏi bao gói, tiếp đó đặt gạc lên vết thương ở vị trí trung tâm và dùng tay ấn nhẹ cho đến khi miếng xốp được dán cố định vào với vết thương
  • Có thể sử dụng băng thứ cấp để cố định cũng như duy trì áp lực của miếng gạc lên vết thương và loại bỏ gạc sau ít nhất sau 30 phút
  • Khi loại bỏ gạc/ thay thế, nếu thấy gạc dính vào vết thương có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm ướt gạc trước khi tiến hành tháo bỏ, để tránh cảm giác đau, hay gạc dính vào vết thương gây nhiễm trùng thêm.
  • Chitosan có thể giúp ngăn chặn hoàn toàn được việc chảy máu do vết cắt- đâm- xước, cùng với đó sản phẩm còn có thể giúp kiểm soát được việc chảy máu ở phần động mạch hay tĩnh mạch một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Mua gạc Chitosan tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *