PHƯƠNG PHÁP HÚT ÁP LỰC ÂM (V.A.C) TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG

  1. Khái niệm

– Trị liệu hút áp lực âm tính là phương pháp thúc đẩy quá trình liền thương, giúp loại bỏ dịch tiết, giảm phù nề, cải thiện dòng máu đến mô và thúc đẩy quá trình liền thương. Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương mạn tính, khó lành.

  1. Cơ chế

– Máy hút dựa trên nguyên tắc áp suất âm, áp dụng lên vết thương giúp cải thiện môi trường ở nền vết thương, tạo điều kiện cho mô hạt phát triển, thúc đẩy quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn.

– Nhờ hút dịch thông qua áp lực âm nên vết thương được:

+ Loại bỏ dịch rỉ ngoại bào và dịch tiết từ vết thương

+ Giữ ẩm

+ Giảm lượng vi khuẩn

+ Loại bỏ các enzym có hại: collagenases, metalloproteinase, protease

+ Ép và giãn vết thương theo chu kỳ

+ Tăng tưới máu, cung cấp dinh dưỡng, oxy cho nền vết thương giúp thúc đẩy quá trình phát triển của mô hạt.

+ Tăng cường giải phóng các yếu tố tăng trưởng, sản xuất chất nền, co vết thương và tăng sinh tế bào (hình thành mô hạt và  biểu mô hóa).

  1. Chỉ định

– Trị liệu hút áp lực âm trong 24h được chỉ định khi vết thương tiết dịch nhiều, vết thương nhiễm khuẩn hoặc đe dọa nhiễm khuẩn như:

+ Vết thương khó lành do hậu quả của bỏng nặng, biến chứng ngoại khoa,…

+ Vết thương mạn tính: loét tỳ đè giai đoạn 3,4; loét bàn chân đái tháo đường,…

+ Loét do xạ trị

  1. Chống chỉ định

– Không có chống chỉ định tuyệt đối, tuy nhiên, ko nên áp dụng phương pháp này trong các trường hợp sau:

+ Mô hoại tử

+ Vết loét có đường dò ko rõ nguồn gốc

+ Vết thương mở vào khoang cơ thể hoặc nơi có cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương

+ Vết thương lộ mạch máu hoặc tạng

  1. Tiến hành thực hiện

5.1 Bộ dụng cụ

– Máy hút áp lực âm

– Bình chứa dịch

– Miếng bọt xốp

– Bộ ống hút

– Miếng dán

5.2 Chuẩn bị người bệnh

– Giải thích cho người bệnh và người nhà hiểu về thủ thuật chuẩn bị thực hiện.

– Cho người bệnh đi vệ sinh trước khi đặt máy hút.

5.3 Hồ sơ bệnh án

– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

5.4 Các bước tiến hành

– Đánh giá vết thương, lựa chọn kích cỡ miếng bọt xốp cho phù hợp theo kích thước vết thương.

– Sau khi rửa vết thương, lau khô xung quanh vết thương bằng gạc vô khuẩn.

– Đặt miếng bọt xốp vừa với kích thước vết thương, cố định miếng bọt xốp bằng băng dán, đặt đầu nối ống hút lên trên miếng xốp, nối ống hút với bình chứa dịch và gắn vào máy.

– Bật máy ở chế độ hút liên tục hoặc ngắt quãng, có thể điều chỉnh tùy theo vị trí, tính chất vết thương, trong quá trình hút miếng bọt xốp phải xẹp xuống.

5.5 Biến chứng

– Trong quá trình hút có thể gây đau nếu áp lực hút quá cao.

– Có thể gây mất máu.

– Sự phát triển quá mức của mô hạt vào miếng bọt có thể dẫn đến chảy máu khi tháo băng.

  1. Lợi ích của phương pháp điều trị VAC

– Vết thương được giữ khô sạch, không có mùi hôi.

– Giảm đau cho người bệnh mỗi lần thay băng vết thương

– Loại bỏ ức chế vi khuẩn.

– Tăng tưới máu

– Tái tạo mô hạt.

– Hiệu quả nhanh hơn 61% so với phương pháp thường.

– Giảm 30% nguy cơ nhiễm trùng.

– Giảm đến 83% gánh nặng tài chính.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *