NHỮNG VẬT DỤNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG TỦ THUỐC GIA ĐÌNH

Tủ thuốc gia đình rất cần thiết cho mọi nhà vì bạn và người thân có thể gặp phải những chấn thương nhẹ trong các hoạt động hàng ngày. Khi đó, những dụng cụ y tế có sẵn sẽ giúp sơ cứu vết thương trước khi bạn đi gặp bác sĩ. Vậy tủ thuốc gia đình cần có những dụng cụ gì để bảo vệ bản thân và những người thân yêu tốt nhất?

1. Bông, băng, gạc y tế

Bạn nên có vài miếng băng dính có gạc vô trùng Hetis với các kích cỡ khác nhau trong tủ thuốc để sử dụng trong trường hợp bị trầy xước, chấn thương nhẹ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị thêm một vài gói bông, gạc dùng để cầm máu, rửa vết thương hay băng dính y tế, băng cuộn, băng tam giác trong trường hợp cần cố định vị trí bị thương.

2. Nhiệt kế

Nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử để phòng trường hợp bị rơi, không sợ thủy tinh, thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ thì cần phải sử dụng thuốc hạ sốt, sau đó đi khám ngay vì sốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác.

3. Túi chườm nóng, lạnh

Túi chườm nóng, lạnh có thể hỗ trợ trong rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như đau đầu, đau bụng, bong gân, đau cơ hay chấn thương. Bạn nên sử dụng những túi chườm tốt cũng như sử dụng túi đúng cách để đảm bảo an toàn và giúp việc chữa trị đạt hiệu quả cao.

4. Nước muối sinh lý

Nên dự trữ 5-6 lọ nước muối sinh lý nhỏ 10ml để dùng vệ sinh mắt, mũi khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh. Ngoài ra, cũng nên dự trữ thêm 1 lọ nước muối sinh lý 500ml loại sử dụng để truyền dịch (loại này đảm bảo an toàn hơn loại thông thường) trong trường hợp có người trong gia đình bị thương nhẹ sẽ cần dùng để rửa vết thương.

5. Thuốc sát trùng

Tủ thuốc gia đình nên có 2 loại thuốc sát trùng là cồn ethanol 70 độ và betadin. Với những vết xây xước nhẹ, có thể sử dụng 2 loại sát khuẩn này để sát trùng vết thương ngay sau khi vết thương được rửa sạch bằng nước muối sinh lý.

6. Thuốc hạ sốt

Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên sủi (dành cho người lớn), dạng bột, viên đạn nếu nhà có trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ với liều dùng từ 10-15mg/kg cân nặng, khoảng cách giữa các lần uống ít nhất từ 4-6 tiếng. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt mà nhiệt độ chưa giảm nhiều, cần kèm theo các biện pháp hạ nhiệt bằng cơ học như chườm ấm hoặc tắm nước ấm (nhiệt độ khăn chườm, nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2-3 độ). Không dùng thuốc hạ sốt quá liều có thể gây ngộ độc.

7. Oresol

Oresol là thuốc bù nước, điện giải khi bị bệnh tiêu chảy, khi bị sốt cao hoặc khi tập thể dục thể thao ra nhiều mồ hôi. Lưu ý, khi pha oresol cần phải tuân thủ đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất, không được pha quá loãng hoặc quá đặc, sẽ làm tình trạng mất nước trở nên nặng hơn.

8. Kéo sạch

Sử dụng để cắt bông, băng, gạc trong trường hợp không có loại băng gạc có kích cỡ phù hợp.

9. Găng tay

Nên có ít nhất 2 đôi găng tay với kích cỡ khác nhau, để sử dụng trong trường hợp cần sơ cứu cho vết thương chảy máu hoặc khi cần tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể.

10. Máy đo huyết áp

Nếu gia đình có người cao tuổi, nên có sẵn máy đo huyết áp tự động trong nhà để có thể kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *