ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GẠC XỐP SILICONE TẨM BẠC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG ĐỘ 2

Tóm tắt nghiên cứu

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của gạc xốp silicone tẩm bạc trong việc điều trị vết thương cho bệnh nhân bỏng độ 2.

Phương pháp: chọn 84 bệnh nhân bỏng độ 2, chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm chứng (n=42). Sau khi vết bỏng được rửa sạch, bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được đắp gạc xốp silicone tẩm bạc phủ lên bề mặt vết bỏng còn với bệnh nhân trong nhóm chứng được bôi kem bạc sulfadiazine (60g/100cm2). Hai nhóm được kiểm tra, đánh giá vết thương hàng tuần. Nhà nghiên cứu lấy dịch vết thương để thực hiện nuôi cấy vi khuẩn, sau đó định lượng và ghi lại các chỉ số liên quan.

Kết quả: 37 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu (88,1%) và 36 bệnh nhân trong nhóm chứng (85,7%) bình phục gần như bình thường, chỉ có 3 (7,1%) trường hợp trong nhóm nghiên cứu và 2 (4,8%) trường hợp trong nhóm chứng vết thương chưa hồi phục hoàn toàn. Tỷ lệ lành thương trong hai nhóm gần như tương đương (p>0,05), nhưng những bệnh nhân chưa hồi phục ở nhóm sử dụng gạc xốp silicone tẩm bạc có tốc độ lành thương nhanh hơn nhóm chứng (88%, 90%, 91% và 65%, 78%, p<0,05). Nhìn chung, thời gian lành thương ở nhóm nghiên cứu nhanh hơn khá nhiều so với nhóm chứng (22,3±3,1 và 25,1±4,4, p<0,05). Nghiên cứu cho thấy, từ ngày 7 đến ngày 21, vết thương ở nhóm sử dụng gạc xốp silicone tẩm bạc tiến triển tốt hơn so với nhóm sử dụng kem bạc sulfadiazine (p<0,05), tuy nhiên, khi đánh giá ở ngày 28, nhà nghiên cứu gần như không thấy sự khác biệt giữa hai nhóm. Tỷ lệ bệnh nhân dương tính khi tiến hành nuôi cấy vi khuẩn dịch vết thương cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm ở ngày đánh giá thứ 7, 14 và 21, với tỷ lệ bệnh nhân dương tính ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng lần lượt là 23,8%, 14,3%, 6,1% và 40,4%, 35,7%, 25,6%. Vùng da quanh vết thương ở nhóm nghiên cứu ít bị tổn thương hơn so với nhóm chứng. Nhà nghiên cứu đã quan sát thấy tỷ lệ bệnh nhân có vùng da quanh vết thương bình thường là 96,3% ở nhóm nghiên cứu và 88,6% ở nhóm chứng (p>0,05 ngoại trừ ngày thứ 14). Hầu hết các ngày trong quá trình điều trị vết thương (ngoại trừ ngày thứ 28), bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu có triệu chứng viêm, đau giảm hơn nhiều so với nhóm chứng (p<0,05). Sự khác biệt này thể hiện rõ nét ở ngày thứ 7 và ngày thứ 14 (p<0,01). Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 28, nhóm nghiên cứu cảm thấy ít bị bỏng rát hơn nhóm chứng (p<0,05). Mặc dù, cả hai nhóm đều có cảm giác lo lắng mỗi lần thay băng (p>0,05) nhưng việc thay băng ở nhóm nghiên cứu tiến hành dễ dàng hơn rất nhiều so với nhóm chứng (p<0,05).

Kết luận: Gạc xốp silicone tẩm bạc giúp loại bỏ vi khuẩn nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn. Không chỉ vậy, gạc xốp tẩm bạc còn giúp thúc đẩy liền thương, rút ngắn thời gian điều trị và bệnh nhân không bị đau mỗi lần thay gạc.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *