Dinh dưỡng cho người bị loét tỳ đè hiệu quả có khó không

Loét do tỳ đè là một vùng da bị tổn thương cục bộ hoặc mô bên dưới, thường là phần trên xương, đây chính là kết quả khi trọng lượng cơ thể tỳ đè lên vùng da nhất định hay khi có sự kết hợp với ma sát. Dinh dưỡng cho người bị loét tỳ đè vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình bình phục của người bệnh.

Loét tỳ đè phân thành mấy cấp độ? 

phòng ngừa loét tì đè
Loét tỳ đè được chia làm 4 giai đoạn cơ bản

Loét do ty đè có thể hình thành trong vòng 2 – 6 giờ khi dòng máu mao mạch bình thường bị cản trở, dẫn đến hoại tử các môNhững người có bệnh lý đi kèm / bị bệnh nặng thì khả năng bị loét tỳ đè sẽ cao hơn với những người không có tiền sử bệnh lý nền. Tùy vào từng biểu hiện loét tỳ đè có thể chia thành các cấp độ sau đây:

  • Giai đoạn 1: da vẫn còn nguyên vẹn với vùng khu trú đã có dấu hiệu mẩn đỏ, thường sẽ là nổi rõ trên cụxương. Với những vùng da tối có thể có hiện tượng bị nhợt nhạt hơn so với bình thường bởi khó nhận biết hơn da trắng.
  • Giai đoạn 2: một phần độ dày của lớp biểu bì đã mất , biểu hiện như là: một vết loét nông/ hở với vết thương có màu đỏ hồng nhưng không bị bong tróc. Vết loét cũng có thể biểu hiện dưới dạng là vết phồng rộp có chứa đầy huyết thanh / các mụn nước vỡ bên trong,khi vỡ ra vùng da có thể đã thay đổi từ hồng nhạt- đỏ- thâm đen.
  • Giai đoạn 3: đã mất toàn bộ độ dày của phần mô. Lớp mỡ dưới da có thể nhìn thấy nhưng xương, gân, cơ thì có thể không nhìn thấy. Đã có hiện tượng bị bong tróc nhưng cũng không che lấp được độ sâu của lớp mô bị mất. (độ sâu của vết loét tỳ đè ở giai đoạn 3 này sẽ thay đổi tùy theo vị trí giải phẫu vết thương. Phần sống mũi, tai, chẩm vết loét ở giai đoạn 3 có thể còn nông. Ngược lại, ở các khu vực lượng mỡ nhiều hơn có thể sẽ phát triển thành loét tỳ đè giai đoạn 3 rất nhanh và sâu).
  • Giai đoạn 4: đã mất đi toàn bộ độ dày của mô với xương- gân – cơ lộ ra bên ngoài,có thể sờ thấy trực tiếp.
Chuẩn đoán, đánh giá dinh dưỡng cho người bị loét tỳ đè 
dinh dưỡng cho người bị loét tỳ đè
Dinh dưỡng cho người bị loét tỳ đè đóng vài trò rất quan trọng

Trong các cuộc khảo sát đã cho báo cáo tỷ lệ lớn loét tỳ đè ở bệnh nhân nhập viện là 3% – 4% và với những người già > 70 tuổi tì tỉ lệ là 20% – 33% song song với tỷ lệ cao về suy dinh dưỡng (tương ứng là 30% -50% và 19% – 59%).

Mặc dù chế độ dinh dưỡng kém thường được xam là một yếu tố nguy cơ không tốt cho tiến triển của loét tỳ đè, nhưng vai trò chính xác của tình trạng dinh dưỡng vẫn còn nhiều yếu tố để tranh cãi.

Nguyên nhân phổ biến của loét tỳ đè bao gồm hạn: sự chế vận động, rối loạn/ không kiểm soát ý thức, bệnh mạch máu ngoại vi, tất cả đều sẽ gây ra tình trạng máu kém lưu thông và thiếu oxy đến các mô

Một số tình trạng khác khiến cho bệnh nhân có nguy cơ phát triển loét tỳ đè bao gồm: bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng huyết, bệnh thận, gan hoặc tim mãn tính / giai đoạn cuối. Một số bệnh liên quan đến việc ức chế hệ miễn dịch, gãy xương hông và tổn thương tủy sống.

Can thiệp dinh dưỡng cho người bị loét tỳ đè 

Dinh dưỡng cho người bị loét tỳ đè bổ sung đầy đủ sẽ thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn

 

Những bệnh nhân bị loét tỳ đè cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bao gồm cả năng lượng, protein, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Hàng ngày nên xem xét lượng dịch tiết ra từ vết thương để giúp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh.

Khuyến cáo chung cho tất cả những người bị loét tỳ đè là nên nạp từ 30 đến 35 kcal/ kg/ ngày, hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ tại 30 kcal/ kg so với trọng lượng của cơ thể thực tế mỗi ngày là một yếu tố thúc đẩy rất hiệu quả cho việc chữa lành vết loét áp lực ở giai đoạn 3 và 4. Có thể tăng lên mức năng lượng là  35 đến 40 kcal/ kg mỗi ngày cho những bệnh nhân nhẹ cân / giảm cân không mong muốn.

Bổ sung đủ lượng protein là rất cần thiết trong tất cả các giai đoạn giúp chữa lành vết thương. Tuy vậy, nếu như không được cung cấp đầy đủ năng lượng thì protein sẽ được sử dụng như một nguồn năng lượng để thay thế. Lượng protein hàng ngày có thể từ 1,25 -1,5g/kg trọng lượng của cơ thể .

Lượng nước cung cấp đầy đủ mỗi ngày để giữ cho bệnh nhân đủ nước và ngăn ngừa hiện tượng bị mất nướcLượng chất lỏng khuyến cáo tối ưu là từ 30 – 35 mL/kg trọng lượng cơ thể thực tế / tối thiểu là 1.500 mL/ngày. Bổ sung chất lỏng qua các bữa ăn chính thường sẽ không được đầy đủ, do đó cần tích cực hỗ trợ bổ trợ thêm lượng chất lỏng cho bệnh nhân qua các ăn bữa phụ. Ngoài ra, bệnh nhân ở trong phòng điều hòa có thể có nhiều nguy cơ bị mất nước hơn so với môi trường thường.

Một số chất bổ sung đặc biệt

  • Vitamin: tất cả các loại vitamin đều rất cần thiết trong quá trình chữa lành vết thương, vitamin A, E, C và K (đặc biệt là vitamin C và A) cần bổ dung nhiều nhất.
  • Khoáng chất: một số nguyên tố vi lượng có trong cơ thể như: kẽm- đồng – sắt.
  • Bổ sung dinh dưỡng qua ống thông: nếu bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ ít dưới 50% nhu cầu năng lượng và protein ước tính, thì nhu cầu bổ sung qua đường uống hay hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (ống thông) cần xem xét áp dụng. 
  • Axit amin: các axit amin arginine và glutamine được bổ sung sẽ giúp hỗ trợ tối đa quá trình liền vết thương của bệnh nhân.
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *