Đi tìm câu trả lời- Có cần thiết phải rửa vết thương hay không

Rửa vết thương và việc sát trùng đúng kỹ thuật sẽ giúp đẩy nhanh các chất bẩn hòa lẫn trong vết thương được đẩy ra ngoài, hạn chế tình trạng nhiễm trùng cũng như các biến chứng nguy hiểm, hỗ trợ giúp cho vết thương lành mau, hạn chế để lại sẹo xấu.

Xử lý vết thương 

Xử lý nhanh tình trạng vết thương đang gặp phải

Tiến hành cầm máu cho vết thương

  • Cách dễ và hiệu quả nhất để cầm máu cho vết thương  là đè chặt, không được cho máu chảy ra tiếp tục. Sử dụng bông/ băng /gạc hay ngón tay đè chặt, mạnh lên vết thương trong khoảng 1 đến 2 phút.
  • Nếu như cách xử lý trên không mang lại hiệu quả thì hãy tìm cách đưa vết thương lên vị trí cao hơn trái tim. Song song tìm và ấn mạnh phần động mạch dẫn máu từ tim -> vết thương, giữ nguyên trong vòng 1 đến 2 phút, cho đến khi thấy máu ngừng chảy ngừng lại.
  • Với trường hợp vết thương đang nằm ngay trên phần động mạch chủ, cần dùng 1 sợ dây / băng vải, cột chặt vết thương phía trên, sử dụng một chiếc đũa để xỏ qua và vặn vòng để siết chặt lại, giữ nguyên trong khoảng 1 – 2 phút, thấy máu ngừng chảy phải mở ra ngay ;ập tức để không ảnh hưởng đến chi bởi vì thiếu máu.

Quá trình sát trùng- rửa vết thương đúng cách

  • Trước khi rửa vết thương:

– Rửa tay thật sạch bằng xà phòng. Người thực hiện rửa vết thương cần đeo khẩu trang/ gang tay, dụng cụ dùng để rửa vết thương phải là dụng cụ đã vô khuẩn.

– Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ rửa như: xà phòng, nước sôi để nguội, oxy già / nước muối sinh lý. Nếu có sử dụng một số dụng cụ để gắp vật bên trong vết thương ra thì phải nấu trong nước sôi tối thiểu là 5 phút.

– Địa điểm thực hiện rửa vết thương nếu có thể hãy nên thực hiện trong phòng vô khuẩn, kín đáo, sạch và đặc biệt là có đầy đủ ánh sáng.

– Trước khi tiến hành thay/ rửa vết thương nên đặt bên dưới vết thương một tờ báo / giấy nilon, việc làm này hỗ trợ cho quá trình thay/ rửa vết thương diễn ra thuận lợi không làm bẩn giường, sàn nhà/ ga gường/ đệm…

Rửa vết thương cần tháo bỏ lớp băng cũ để thực hiện
  • Với vết thương đã được băng trước đó

Cần phải tháo bỏ lớp băng cũ cho vết thương, lưu ý khi tháo băng chỉ nên chạm vào phần băng còn sạch, nếu như băng trước đó đã quá bẩn hãy nên dùng kẹp để lấy băng ra, thao tác chạm vào phần băng bẩn của người thực hiện có thể làm tay người thực hiện thao tác bị bẩn và sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.

Nếu như thấy băng khó tháo có thể cắt băng bằng kéo,nên chú ý là cần lấy hết phần chân của băng (nếu là băng dính). Với băng cuộn thì nên tháo ngược chiều của băng đến hết, chú ý thao tác cần làm nhẹ nhàng, không được gây thêm tổn thương cho vết thương. Tháo băng tới lớp băng cuối cùng, nếu như thấy vết thương bị dính bạn hãy nên lấy nước muối sinh lý tưới ướt lên phần băng gạc cho tới khi dễ dàng tháo bỏ.

Phần băng cũ đã tháo nên để gọn gàng riêng trong túi, không nên để dây dưa với những bên ngoài, sẽ làm mất vệ sinh.

  •  Thực hiện rửa vết thương:

– Nếu như vết thương nhẹ, mới chỉ tổn thương bề mặt phần da, chúng ta chỉ cần rửa vết thương bằng nước đun sôi để nguội / nước muối sinh lý.

– Nếu như vết thương có nhiều bùn đất/ cát bên lẫn trong vết thương thì nên dùng oxy già. Nếu thấy vết thương quá bẩn thì phải tiến hành rửa bằng nước xà phòng.

– Khi đã rửa/ vệ sinh xong vết thương, hãy dùng dung dịch sát khuẩn cho vết thương (thông thường là dùng Povidine 5%).

– Tiếp sau đó, sẽ lau khô vết thương bằng bông/ băng gạc sạch.

– Sau cùng, dùng đến băng gạc vô khuẩn đắp lên trên vết thương và tiếp đến là băng lại vết thương.

Lưu ý cần phải nhớ khi xử lý và rửa vết thương

Rửa vết thương với oxi già khi vết thương có dị vật cần đẩy ra, nếu không có thì không nên sử dụng
  • Sau khi đã cầm máu và rửa vết thương đúng như những hướng dẫn ở trên, người bị thương nên đi tiêm phòng uốn ván nếu như bị vật bằng kim loại sét gây ra tổn thương.
  • Để rửa vết thương không nên dùng cồn, bởi vì nó có thể gây bị sót, đau cho người bị thương. Hiện nay, cồn chỉ được dùng để rửa các dụng cụ y tế.
  • Đối với những vết thương nặng, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được xử lý vết thương, không được tự ý bôi hoặc đắp thuốc lên vết thương để loại bỏ biến chứng nguy hiểm như: gây hoại tử vết thương và nhiễm trùng huyết.
  • Bên cạnh đó, cần chú ý ăn uống để giúp vết thương mau lành, tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Với những vết thương bị nhiễm trùng, chú ý là phải nặn hết mủ có trong vết thương ra đồng thời lấy hết những tổ chức đã chết ở trong vết thương, tiến hành rửa vết thương nhiều lần với nước muối sinh lý. Lần cuối nên rửa bằng oxi già nếu như thấy vết thương có bụi bẩn / các dị vật bên trong cần đẩy trôi ra ngoài do oxi già có khả năng sủi bọt đẩy dị vật. Nếu như vết thương không bẩn-  không nhiễm khuẩn thì không nên sử dụng oxi già vì có thể sẽ gây tổn thương cho cả các tế bào đang lành.
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *